Phạt chậm nộp tờ khai

Nộp tờ khai thuế là một trong những nghĩa vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tờ khai sẽ phải chịu các mức phạt theo quy định. Các mức phạt chậm nộp tờ khai là biện pháp chế tài của cơ quan quản lý thuế nhằm giúp các doanh nghiệp báo cáo, kê khai tình hình hoạt động kinh doanh đúng thời hạn. Vậy, các mức xử phạt được quy định như thế nào? Hãy cùng Accnet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Các hình thức xử phạt chậm nộp tờ khai

Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ có 2 hình thức xử phạt chậm nộp tờ khai như sau:

Phạt chậm nộp tờ khai

Cảnh cáo:

Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc những trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo như quy định tại Nghị định này. 

Phạt tiền:

Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

2. Nguyên tắc xử phạt nộp chậm tờ khai thuế

Đôi khi vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan mà việc chậm nộp tờ khai dẫn đến việc bị xử phạt hành chính vẫn thường xảy ra tại các doanh nghiệp. Vậy, nguyên tắc phạt chậm nộp tờ khai như thế nào? chúng ta cùng tìm xem tiếp bài viết này nhé.

Nguyên tắc xử phạt chậm nộp tờ khai

Đối với trường hợp người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh thì sẽ áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Khi xác định mức đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc: Một tình tiết giảm nhẹ được giảm một tình tiết tăng nặng.

Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì sẽ không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể:

  • Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục về thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi vi phạm đó.
  • Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
  • Trường hợp có tình tiết tăng nặng, mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt và mức phạt tiền đối với hành vi đó không được quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi, trừ các trường hợp sau:

  • Cùng một thời điểm người nộp thuế nộp chậm nhiều tờ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử một lỗi phạt chậm nộp tờ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi vi phạm và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
  • Trong số hồ sơ khai thuế nộp chậm có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế, phải tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế.

3. Có các mức phạt chậm nộp tờ khai nào?

Các mức phạt chậm nộp tờ khai căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020.

Các mức phạt chậm nộp

3.1 Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế

Để xác định chính xác mức phạt chậm nộp tờ khai thuế, trước tiên doanh nghiệp cần xác định được doanh nghiệp của mình đã chậm nộp tờ khai báo cáo thuế bao nhiêu ngày. Sau đó, đối chiếu với khung phạt và mức phạt bên dưới nhé. 

Quy định về mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế, cụ thể như sau:

Số ngày doanh nghiệp chậm nộp Mức phạt
Hành vi chậm nộp tờ khai thuế từ 1 ngày đến 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt cảnh cáo
Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 1 ngày đến 30 ngày, trừ các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền 2.000.000đ – 5.000.000đ
Hành vi nộp tờ khai thuế quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày. Phạt tiền 5.000.000đ – 8.000.000đ
  • Hành vi chậm nộp tờ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày.
  • Hành vi chậm nộp tờ khai thuế từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
  • Trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
  • Trường hợp doanh nghiệp không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
Phạt tiền 8.000.000đ – 15.000.000đ 
Hành vi chậm nộp tờ khai thuế với thời gian trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tờ khai, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế. Phạt tiền 15.000.000đ – 25.000.000đ 

 

Chú ý: Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh khi vi phạm về thời hạn nộp tờ khai thuế.

3.2 Mức phạt nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt chậm nộp tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định cụ thể như sau:

Số ngày doanh nghiệp chậm nộp Mức phạt
Trường hợp nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn từ 1 ngày đến 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn mà có tình tiết giảm nhẹ. Phạt cảnh cáo
  • Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 1 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn, ngoại trừ trường hợp trên.
  • Trường hợp lập sai hoặc nội dung không đầy đủ của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định.

 

1.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại báo cáo thay thế và gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì không bị xử phạt. 

Nộp báo cáo, thông báo về hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn. Phạt tiền 2.000.000đ –  4.000.000đ
Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn. Phạt tiền 4.000.000đ –  8.000.000đ
  • Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định
  • Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
Phạt tiền 5.000.000đ – 15.000.000đ

 

Lưu ý:

  • Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không áp dụng quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn trên.
  • Đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế và hành vi không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.

4. Giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp

Dưới đây là các giải pháp cho doanh nghiệp để khắc phục tình trạng chậm nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế, giúp doanh nghiệp tránh bị phạt chậm nộp tờ khai. Theo dõi các giải pháp ngay nhé.

Giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp

4.1 Nắm rõ các loại tờ khai thuế phải nộp

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, tổ chức và cá nhân phải nộp các loại tờ khai theo tháng hoặc quý bao gồm các loại sau đây:

  • Tờ kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý.
  • Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
  • Bản báo cáo số tiền thuế TNDN tạm tính theo quý.
  • Tờ kê khai thuế TNCN theo tháng hoặc theo quý.
  • Bản báo cáo phát sinh thuế (nếu có).

4.2 Nắm rõ thời hạn nộp tờ khai

Các tổ chức, doanh nghiệp để tránh trường hợp bị phạt chậm nộp tờ khai thuế cho cơ quan quản lý thì việc nắm rõ thời hạn nộp tờ khai là điều tất yếu.  

Như vậy, có thể tổng hợp lịch nộp tờ khai các loại thuế như sau:

Tờ khai Theo tháng Theo quý Theo năm
Thuế môn bài 30/1
Thuế giá trị gia tăng Ngày 20 tháng sau  Ngày cuối cùng tháng đầu quý sau
Thuế thu nhập cá nhân Ngày 20 tháng sau   Ngày cuối cùng tháng đầu quý sau
Thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp tờ khai mà chỉ nộp tiền tạm tính.Nộp chậm nhất ngày 30 tháng đầu quý sau

4.3  Các trường hợp không xử phạt theo quy định

Căn cứ Điều 9 Nghị định 125/NĐ-CP/2020 quy định về các trường hợp không xử phạt chậm nộp tờ khai như sau:

  • Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn điện tử do sự cố kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin sẽ được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp vi phạm do nguyên nhân bất khả kháng theo Điều 4 Luật xử phạt vi phạm hành chính.
  • Không xử phạt vi phạm hành chính và phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm hành chính do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế liên quan về nội dung quyết định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Ngoại trừ trường hợp bị thanh tra kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện có sai sót trong việc kê khai, xác định số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó phát hiện người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế.
  • Trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung tờ khai thuế và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
  • Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN chậm nộp tờ khai thuế mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tượng đã bị ấn định thuế theo Điều 51 Luật Quản lý thuế.

4.4 Áp dụng các phần mềm kế toán quản trị doanh nghiệp

Chậm nộp tờ khai thuế là một lỗi khá phổ biến trong Doanh nghiệp khi có quá nhiều hồ sơ cần nộp, hơn nữa thời hạn nộp theo quy định của từng hồ sơ khác nhau nên người làm kế toán phải ghi nhớ để tránh bị chậm nộp tờ khai cho cơ quan thuế, dẫn đến doanh nghiệp bị phạt chậm nộp tờ khai thuế.

Áp dụng phần mềm kế toán

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, hiện nay các phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ được tích hợp các tính năng tự động lập các báo cáo kê khai thuế, theo dõi thời hạn nộp của từng hồ sơ kê khai và đặc biệt chức năng nhắc nhở doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo quy định.

Phần mềm kế toán AccNet giúp bạn quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các nghiệp vụ về thuế đối với cơ quan thuế. Các tính năng nổi bật:

  • Thiết lập và cài đặt dễ dàng, nhanh chóng.
  • Theo dõi và nhắc nhở lịch nộp hồ sơ kê khai.
  • Cung cấp đầy đủ sổ sách kế toán theo TT 200 của Bộ tài chính.
  • Tự động cập nhật các biểu mẫu kê khai theo quy định mới nhất.
  • Hỗ trợ nộp tờ khai và nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế thông qua phần mềm.
  • Kiểm tra hợp lệ trước khi cập nhật.

Bài viết này đã tổng hợp các quy định về vấn đề phạt chậm nộp tờ khai đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn các quy định nghiệp vụ thuế. Nếu bạn quan tâm đến phần mềm kế toán AccNet đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay hotline: 0901 555 063 để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé.