LV DX Accounting

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp không chỉ có lợi trong việc duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn mang lại lợi nhuận tối đa. Để hiểu về khái niệm này sâu hơn, hãy cùng Accnet theo dõi bài viết dưới đây!

1. Kế toán quản trị là gì?

Cùng Lạc Việt tìm hiểu kiến thức tổng quan về kế toán điều hành doanh nghiệp:

1.1. Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị (hay còn gọi: kế toán điều hành), là quá trình thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin tài chính, thông tin quản lý phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý, các quyết định tài chính đối với đơn vị kế toán (Theo Điều 3 quy định Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13)

1.2. Vai trò quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp hiện nay

  • Ra quyết định chiến lược: Đưa ra các quyết định chiến lược, bao gồm đầu tư, mở rộng hoặc phát triển một dịch vụ mới, thông qua việc dự báo doanh thu, tình hình kinh doanh 
  • Quản lý chi phí: Phân tích chi phí sản xuất nhằm tối đa hóa hiệu suất, lợi nhuận. Xác định các nguồn lực cần thiết, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp.
  • Quản lý rủi ro: Đánh giá rủi ro tài chính, kinh doanh, để đề xuất các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro, tăng lợi ích. Nghiên cứu các yếu tố rủi ro giúp tổ chức ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.
  • Quy trình hoạt động kinh doanh:Tối ưu hóa các quy trình này bằng cách nâng cao quá trình quản lý nguồn lực, dòng tiền
  • Báo cáo và truyền thông: Tạo và phổ biến thông tin tài chính chính xác cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý, các bên thứ ba khác. Báo cáo tài chính chính xác, công khai giúp nâng cao danh tiếng của công ty, giữ chân các đối tác, nhà đầu tư.

1.3. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán điều hành doanh nghiệp 

  • Kế toán quản trị thu thập thông tin, dữ liệu, bao gồm các kế hoạch, mục tiêu trong tương lai, thông tin nội bộ, bên ngoài, thông tin ngắn hạn, chiến lược phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
  • Điều tra, phân tích thông tin kế toán theo phương pháp kế toán tổng hợp, phương pháp kỹ thuật cho từng đối tượng kế toán.
  • Hạch toán doanh thu, chi phí, kiểm soát, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp theo yêu cầu.
kế toán quản trị

2. Các thành phần chính của kế toán quản trị

Kế toán điều hành gồm 3 thành phần cơ bản sau:

Chi phí Dự toán ngân sách Phân tích biến động chi phí
  • Chi phí cố định: Không thay đổi theo mức độ hoạt động (ví dụ: tiền thuê nhà).
  • Chi phí biến đổi: Thay đổi theo mức độ hoạt động (ví dụ: chi phí nguyên liệu).
  • Chi phí hỗn hợp: Bao gồm cả yếu tố cố định và biến đổi (ví dụ: tiền điện).
  • Dự toán doanh thu: Dự báo doanh thu từ bán hàng, các hoạt động khác.
  • Dự toán chi phí: Dự báo các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Dự toán tài chính: Kế hoạch tài chính tổng thể bao gồm cả doanh thu và chi phí.
Phương pháp so sánh chi phí thực tế với dự toán, xác định nguyên nhân biến động, đề xuất giải pháp.

3. Công cụ phân tích trong kế toán quản trị

3.1. Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn là kỹ thuật xác định mức doanh thu cần thiết để bù đắp toàn bộ chi phí, không tạo ra lợi nhuận hay lỗ. Điểm hòa vốn là mức sản lượng/doanh thu mà tại đó doanh thu, chi phí bằng nhau.

  • Xác định mức độ rủi ro, mức doanh thu tối thiểu cần đạt để tránh lỗ.
  • Xác định mục tiêu doanh thu, lập kế hoạch sản xuất, tiếp thị.
  • Xác định mức giá bán hợp lý để đạt lợi nhuận mong muốn.

Công thức tính điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn (doanh thu) = (Chi phí cố định)/(Tỷ lệ lãi trên doanh thu)

3.2. Phân tích chi phí - lợi nhuận - sản lượng (CVP Analysis)

Cost-Volume-Profit Analysis, CVP là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận trong một mức sản lượng nhất định. CVP giúp xác định ảnh hưởng của chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá bán trong kế toán quản trị của doanh nghiệp.

  • Dự báo lợi nhuận dựa trên mức sản lượng, giá bán.
  • Xác định mức sản lượng cần đạt để tối đa hóa lợi nhuận.
  • Hiểu rõ tác động của các thay đổi trong chi phí, giá bán.

Công thức cơ bản:

Lợi nhuận = (Giá bán đơn vị - Chi phí biến đổi đơn vị) x Sản lượng - Chi phí cố định

3.3. Hệ thống đo lường hiệu suất

Key Performance Indicator là các chỉ số đo lường hiệu suất chính, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động, quản lý các nguồn lực.

  • Đánh giá hiệu suất của các bộ phận/cá nhân.
  • Thiết lập các mục tiêu cụ thể, đo lường tiến độ đạt được.
  • Phát hiện các khu vực cần cải thiện, đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Các chỉ số hiệu suất chính:

  • Doanh thu: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận ròng sau khi trừ đi tất cả các chi phí.
  • Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu.
  • Hiệu quả sử dụng tài sản: Đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
  • Hiệu quả quản lý chi phí: Đánh giá mức độ hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí.

4. So sánh kế toán quản trị với kế toán tài chính

Dưới đây là bảng so sánh 2 loại kế toán hiện nay:

Tiêu chí  Kế toán quản trị  Kế toán tài chính
Mục đích  Đưa ra quyết định chiến lược, lập kế hoạch hoạt động, quản lý nội bộ.  Cung cấp thông tin tài chính cho các bên bên ngoài như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý.
Đối tượng chính  Bộ phận quản lý, điều hành trong công ty. Doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý, ngân hàng.
Đối tượng sử dụng thông tin Nhà quản lý, nhân viên hành chính trong tổ chức muốn đưa ra quyết định, điều chỉnh hoạt động của mình. Người tham gia bên ngoài như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý cần đánh giá khả năng tài chính của công ty.
Phạm vi thời gian  Kế toán quản trị báo cáo ngắn hạn và trung hạn. Báo cáo dài hạn và chiến lược dài hạn.
Thông tin cung cấp  Chi phí, hiệu suất, dòng tiền, các số liệu quản lý như lợi nhuận đơn vị, lợi nhuận trên vốn, điểm hiệu quả. Tóm tắt thông tin tài chính của một công ty, bao gồm báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán, dòng tiền.
Mức độ chi tiết  Thông tin cụ thể, chi tiết, phân tích toàn diện về những nỗ lực kinh doanh.  Báo cáo tài chính tổng quát, không đi sâu vào các nỗ lực kinh doanh cụ thể.
Quy trình tính toán  Tính toán để định giá sản phẩm, dự án, nỗ lực kinh doanh. Sử dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kế toán quốc tế để tính toán.

kế toán điều hành doanh nghiệp

5. Ứng dụng thực tiễn trong các ngành, lĩnh vực

Dưới đây là một số ví dụ áp dụng kế toán quản trị trong các ngành, lĩnh vực khác nhau:

Ngành và lĩnh vực  Ứng dụng thực tiễn 
Công nghiệp sản xuất Hỗ trợ các nhà quản lý lên chi phí sản xuất, quản lý nguồn lực, dự đoán các nguyên vật liệu, lao động cần thiết.  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá thành sản phẩm, hiệu suất của dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Dịch vụ Phân tích chi phí hoạt động cũng như doanh thu, lợi nhuận của các dịch vụ cụ thể do người quản lý quyết định.  Lên chiến lược giá cả, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ.
Bán lẻ Kế toán quản trị quản lý chi phí hàng hóa, quản lý hàng tồn kho trong hoạt động của cửa hàng, các điểm bán hàng.
Tài chính - Ngân hàng Quản lý chi phí hoạt động, rủi ro, lợi nhuận cũng như hiệu quả tài chính của các tài khoản kế toán, khoản vay, đầu tư.
Y tế Đưa ra chi phí điều trị, quản lý nhân sự, vật tư y tế, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cụ thể.
Công nghệ thông tin Quản lý chi phí phát triển phần mềm, quản lý nguồn nhân lực cho các dự án công nghệ thông tin.

kế toán quản trị

6. Phần mềm kế toán điều hành doanh nghiệp tốt nhất thị trường

LV DX Accounting là giải pháp phần mềm kế toán điều hành doanh nghiệp tiên tiến nhất hiện nay, được phát triển bởi Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp, Lạc Việt đã tạo ra một sản phẩm đột phá, mang lại những giá trị vượt trội cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

PHẦN MỀM QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN LV DX ACCOUNTING

LV DX Accounting – phần mềm kế toán hàng đầu từ Lạc Việt với hơn 30 năm kinh nghiệm – mang đến giải pháp toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính dễ dàng, chính xác và an toàn. Lợi ích nổi bật của LV DX Accounting:

  • Ghi nhận chi phí, doanh thu nhanh chóng, chính xác từng con số.
  • Dễ dàng phát hành, lưu trữ, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật.
  • Cung cấp báo cáo thời gian thực, trực quan, hỗ trợ quyết định kịp thời.
  • Kiểm soát chi tiêu hiệu quả, cảnh báo vượt ngân sách.
  • Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn với nhu cầu khác biệt.

LV DX Accounting – trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy trải nghiệm ngay hôm nay!

Đặc điểm nổi bật của LV DX Accounting

  • Quản lý tài chính toàn diện: LV DX Accounting cung cấp các tính năng kế toán tổng hợp, quản lý công nợ, quản lý tài sản cố định, quản lý dòng tiền, tự động hóa các quy trình kế toán
  • Báo cáo linh hoạt: Phần mềm cung cấp một loạt các báo cáo tài chính chi tiết, từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ đến báo cáo phân tích tài chính.
  • Tích hợp công nghệ đám mây: Cho phép người dùng truy cập và làm việc từ bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào.
  • Bảo mật dữ liệu cao cấp: Sử dụng các công nghệ mã hóa, bảo mật tiên tiến
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tư vấn, đào tạo, giải đáp thắc mắc, luôn sẵn sàng 24/7
LV DX Accounting
Khám phá thêm các bài viết liên quan đến chủ đề này:

Qua bài viết trên, kế toán quản trị không chỉ giúp hiểu rõ tình hình thực tế hoạt động kinh doanh mà còn góp phần hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Trong thời đại kỹ thuật số, mọi quyết định đều có thể tác động đáng kể đến vị thế cạnh tranh, sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp nên sử dụng thêm phần mềm kế toán điện tử Accnet Cloud từ Lạc Việt để đạt được những mục tiêu đề ra nhanh chóng! 

Các tài liệu tham khảo uy tín: Sách chuyên ngành kế toán quản trị; Nghiên cứu/bài báo khoa học liên quan; Tài liệu từ các tổ chức hiệp hội kế toán

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
  • 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • 📧 Email: info@lacviet.com.vn
  • 🌐 Website: https://accnet.vn/