Đối tượng kế toán là một trong những vấn đề cốt lõi của kế toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Việc xác định đúng đối tượng của kế toán sẽ giúp phản ánh chính xác và kịp thời các vấn đề kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy đối tượng kế toán là gì? Phân loại danh mục đối tượng kế toán như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng Accnet tìm hiểu những thông tin ở dưới đây nhé!
1. Đối tượng kế toán là gì?
Đối tượng kế toán (ĐTKT) là tổng thể tài sản của doanh nghiệp, bao gồm quá trình hình thành và biến động của chúng. Kế toán phản ánh và quản lý đối tượng này trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Đặc điểm của các đối tượng của kế toán:
- Tính tổng hợp: Vì thước đo bắt buộc và chủ yếu của kế toán là tiền tệ. Nên là, các phương pháp kế toán có thể phản ánh được đối tượng của nó ở mức độ tổng quát nhất.
- Tính chất cân đối: Trên thực tế, đối tượng của kế toán luôn vận động và đối lập nhưng vẫn có sự cân bằng với nhau về lượng. Vì thế, phương pháp kế toán phản ánh đối tượng của nó trong mối liên hệ phổ biến sẽ có tính cân đối tất yếu vốn có.
- Tính động: Sự vận động của các đối tượng kế toán nói chung và từng ĐTKT cụ thể luôn có hai mặt đối lập. Đặc biệt, các phương pháp kế toán này cần dựa trên sự vận động của đối tượng kế toán.
- Tính đa dạng và ở trong trạng thái tĩnh: Nhìn từ mức độ tổng thể chung, các đối tượng kế toán sẽ được chia thành: Cụ thể và chi tiết. Theo đó, các phương pháp kế toán được xây dựng cần phải phản ánh được tính đa dạng của ĐTKT trong trạng thái tĩnh.
|
2. Các loại đối tượng kế toán phổ biến hiện nay
ĐTKT được phân thành nhiều loại khác nhau và hãy cùng Accnet phân loại từng đặc điểm của đối tượng kế toán là gì nhé. Căn cứ vào nội dung phản ánh, danh mục đối tượng kế toán được phân loại thành 4 loại:
- ĐTKT sử dụng ngân sách nhà nước.
- ĐTKT không dùng tiền nhà nước.
- ĐTKT kinh doanh (trừ quy định tại điều 4 theo luật).
- ĐTKT tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.
2.1. Đối tượng kế toán sử dụng ngân sách nhà nước
Đối tượng của kế toán chịu trách nhiệm ghi chép các hoạt động thu, chi do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức thuộc nhà nước. Cụ thể, đối tượng này quản lý:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định của đơn vị.
- Nguồn kinh phí và quỹ được cấp.
- Các giao dịch thanh toán nội bộ và ngoại vi.
- Ghi chép về thu, chi và xử lý chênh lệch hoạt động thu, chi.
- Các khoản thu – chi và kết dư ngân sách nhà nước.
- Hoạt động tín dụng hoặc đầu tư tài chính.
- Ghi chép nợ và xử lý công nợ.
- Quản lý tài sản công của đơn vị.
- Ghi chép về tài sản, các khoản thu, chi trả khác liên quan đến đơn vị kế toán.
2.2. Đối tượng kế toán không dùng tiền nhà nước
Trong các đơn vị hoặc tổ chức không sử dụng tiền nhà nước, đối tượng của kế toán sẽ tập trung vào quản lý tài sản và nguồn hình thành tài sản. Trong trường hợp này, đối tượng kế toán là gì? Đó là:
- Ghi chép về tài sản ngắn hạn và dài hạn.
- Quản lý vốn chủ sở hữu cùng các khoản nợ phải trả.
2.3. Đối tượng kế toán kinh doanh (trừ quy định tại điều 4 theo luật)
- Ghi chép về tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Quản lý thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí kinh doanh, các khoản thu nhập và chi phí khác.
- Ghi nhận và xử lý thông tin về thuế, các khoản phí và lệ phí phải nộp cho ngân sách nhà nước.
- Phân loại và ghi chép kết quả kinh doanh, bao gồm các khoản chia theo hoạt động kinh doanh.
- Ghi chép và quản lý thông tin về tài sản, các khoản thu và phải trả của đơn vị.
2.4. Đối tượng kế toán tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán
- Bao gồm các đối tượng kế toán đã được quy định ở khoản 3 của Luật Kế Toán.
- Ghi chép và quản lý thông tin về các khoản đầu tư tài chính và tín dụng.
- Xử lý và ghi nhận các khoản thanh toán nội bộ và bên ngoài đơn vị kế toán.
- Ghi chép thông tin liên quan đến các khoản cam kết, bảo lãnh và các loại giấy tờ có giá trị khác.
|
3. Cách xác định đối tượng kế toán chính xác
Ở mỗi doanh nghiệp hoạt động, bộ phận kế toán trở thành một yếu tố không thể thiếu. Vậy cách để xác định đối tượng kế toán là gì?
Kế toán, như một cánh tay đắc lực của chủ doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định đối tượng của kế toán chính xác nhất. Nhiệm vụ hàng đầu của các kế toán là theo dõi và kiểm soát chặt chẽ tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng hành cùng lãnh đạo để đảm bảo ổn định sản xuất và kinh doanh.
Kế toán phải thấu hiểu và phản ánh các đối tượng kế toán ở từng giai đoạn cụ thể, bao gồm nguồn hình thành và biến động của tài sản. Những thông tin này cần được tổ chức thành báo cáo, đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Mọi số liệu về tài sản sẽ được chuyển đổi thành đơn vị tiền tệ và báo cáo đến ban lãnh đạo.
Về mặt tài sản, chúng ta có hai dạng:
– Tài sản hữu hình: Bao gồm tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, văn phòng…
– Tài sản vô hình: Như bằng phát minh sáng chế, đăng ký nhãn hiệu…
|
Việc phân loại đối tượng kế toán là gì là một nội dung quan trọng trong kế toán. Mọi người cần hiểu rõ các danh mục đối tượng kế toán để có thể phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình tài chính, kinh tế của doanh nghiệp mình. Hi vọng những thông tin mà Accnet đã cung cấp sẽ hữu ích đến bạn!