Bảng cân đối kế toán là báo cáo quan trọng trong cách lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên lại khá khó khăn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, kế toán viên khi tiếp cận với báo cáo này vì có quá nhiều khoản mục rắc rối, các khoản mục có ý nghĩa gì, tại sao lại được liệt kê trong báo cáo này? Cùng AccNet tìm hiểu chi tiết để hiểu được bức tranh toàn thể của báo cáo quan trọng này và tham khảo bảng cân đối kế toán Excel ở cuối bài viết

Bảng cân đối kế toán

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tổng hợp nhằm phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các thời điểm lập bảng cân đối thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm.

Bảng cân đối kế toán

1.1 Ý nghĩa bảng cân đối kế toán

Dựa vào bảng cân đối, doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn. Nó có ý nghĩa cả về mặt pháp lý và mặt kinh tế.

  • Ý nghĩa về mặt pháp lý: Phần tài sản trình bày các giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp có thể quản lý và sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tổng vốn kinh doanh với các chủ nợ và chủ sở hữu.
  • Ý nghĩa về mặt kinh tế: Phần tài sản cho phép các nhà đầu tư đánh giá chung về quy mô và cấu trúc tài sản của công ty. Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành tài sản, để đánh giá tình hình tài chính của công ty.

1.2 Bảng cân đối kế toán chi tiết phản ánh điều gì? 

Bảng cân đối kế toán phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp.

Bảng cân đối sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối để thể hiện tài sản của công ty tại thời điểm nhất định. Các tiêu chí trong bảng cân đối phản ánh tài sản doanh nghiệp theo hai khía cạnh là tài sản và nguồn vốn.

  • Phần tài sản phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phần nguồn vốn phản ánh tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà quản trị hay nhà đầu tư có thể đánh giá, nhận xét được thực trạng tài chính của doanh nghiệp như các tiềm năng hoặc rủi ro để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

1.3 Cấu trúc bảng cân đối kế toán chi tiết 

Một bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh sẽ phản ảnh được giá trị tài sản doanh nghiệp theo 2 góc độ: Kết cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn hình thành vốn kinh doanh. Cụ thể, nó được chia làm 2 phần chính: Tài sản (Phần I), Nguồn vốn (Phần II).

Về cách bố trí, phần thông tin trong bảng có thể được sắp xếptheo 2 cách:

  • Chiều dọc: Các chỉ tiêu thuộc Phần I sẽ được trình bày trước, tiếp theo sẽ là các chỉ tiêu thuộc Phần II.

bảng cân đối theo chiều dọc

  • Chiều ngang: Các chỉ tiêu Phần I và Phần II sẽ được trình bày song song với nhau.

bảng cân đối theo chiều ngang

Về thứ tự trình bày:

  • Phần I: Tài sản ngắn hạn > Tài sản dài hạn – các chỉ tiêu sẽ được sắp xếp theo tính thanh khoảng giảm dần.
  • Phần II: Nguồn vốn nợ phải trả > Nguồn vốn chủ sở hữu – các chỉ tiêu được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thời hạn thanh toán các khoản nợ.

2. Lập bảng cân đối kế toán chi tiết dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cách lập và trình bày bảng cân đối kế toán quy định về nguyên tắc lập cụ thể như sau:

nguyên tắc lập bảng cân đối

2.1 Nguyên tắc lập cho doanh nghiệp hoạt động liên tục

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vòng 12 tháng, các khoản mục tài sản và nợ phải trả được phân loại ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo được phân loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày lập báo cáo thì được phân loại dài hạn.

Đối với công ty có chu kỳ kinh doanh trên 12 tháng, tài sản và nợ phải trả được phân loại ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc:

  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng chu kỳ kinh doanh được phân loại ngắn hạn.
  • Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn chu kỳ kinh doanh được phân loại là dài hạn.

>>> Liên quan: Kế toán công nợ: Chi tiết nghiệp vụ phải trả phải thu khách hàng

2.2 Nguyên tắc áp dụng cho doanh nghiệp không hoạt động liên tục

Trình bày các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chi tiết khi doanh nghiệp không hoạt động liên tục được trình bày giống như bảng cân đối của doanh nghiệp, ngoài những điều chỉnh sau:

  • Không phân loại ngắn hạn hay dài hạn: Các chỉ tiêu trong bảng cân đối không căn cứ vào thời hạn còn lại kể từ ngày lập báo cáo.
  • Không có khoản dự phòng nào được ghi nhận vì tất cả tài sản và nợ phải trả được xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc giá trị hợp lý.

Một số khoản mục khác với bảng cân đối cho doanh nghiệp hoạt động liên tục như sau:

  • Khoản mục “chứng khoán kinh doanh” (121): Phản ánh giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh sau khi đánh giá lại.
  • Các khoản mục liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh và các khoản đầu tư vào công ty khác được báo cáo theo giá trị ghi sổ sau khi đánh giá lại các khoản đầu tư nêu trên. Các doanh nghiệp không bắt buộc phải báo cáo mục “dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” do khoản dự phòng được ghi giảm trực tiếp giá trị ghi sổ của khoản đầu tư.
  • Các khoản mục liên quan đến các khoản phải thu được ghi nhận theo giá trị ghi sổ sau khi đánh giá lại các khoản phải thu. Doanh nghiệp không phải ghi nhận khoản “dự phòng phải thu khó đòi” vì dự phòng được giảm trực tiếp giá trị ghi sổ của khoản phải thu.
  • Khoản mục “hàng tồn kho” (140): Thể hiện giá trị ghi sổ của hàng tồn kho sau khi đánh giá lại. Số liệu này là chi phí sản xuất, kinh doanh, thiết bị, vật tư và phụ tùng thay thế được phân loại dài hạn trên bảng cân đối kế toán chuẩn dành cho doanh nghiệp hoạt động liên tục. Doanh nghiệp không cần trình bày khoản mục “ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì số dự phòng được ghi nhận trực tiếp vào giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
  • Các khoản liên quan đến TSCĐ hữu hình và vô hình, đầu tư bất động sản, TSCĐ thuê tài chính được báo cáo theo giá trị ghi sổ sau khi đánh giá lại các tài sản trên. Đơn vị không cần ghi nhận khoản mục “nguyên giá” vì giá trị ghi sổ là giá trị được đánh giá lại và khoản mục “Giá mòn hao lũy kế” không cần ghi nhận vì số khấu hao được ghi nhận trực tiếp vào giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Các khoản mục khác được trình bày bằng cách gộp số liệu và nội dung của các chỉ tiêu ở phần ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp hoạt động liên tục.

3. Cách lập bảng cân đối kế toán chuẩn theo thông tư 200

Để thực hiện chính xác các nghiệp vụ kế toán nói chung và bảng cân đối kế toán nói riêng, kế toán viên phải “nằm lòng” các bước lập bảng cân đối cũng như áp dụng các mẫu bảng theo thông tư 200 của Bộ tài chính.

bảng cân đối kế toán

3.1 Các bước lập bảng cân đối kế toán chuẩn 

Để giúp kế toán viên hay doanh nghiệp tạo bảng cân đối đơn giản và dễ dàng, dưới đây là các bước lập bảng cân đối chuẩn nhất.

  • Bước 1: Kiểm tra và xác thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Bước 2: Khóa sổ kế toán và so sánh, đối chiếu sổ kế toán với các sổ có liên quan
  • Bước 3: Tiến hành thực hiện kết chuyển trung gian và khóa hoàn toàn sổ kế toán
  • Bước 4: Lập bảng cân đối số phát sinh
  • Bước 5: Tiến hành lập bảng cân đối
  • Bước 6: Xem xét và phê duyệt

>>> Thông tin tương tự: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.2 Biểu mẫu bảng cân đối kế toán 

Đơn vị báo cáo:………………….

Mẫu số B 01 – DN

Địa chỉ:………………………….

  (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

      Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày … tháng … năm …(1)

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính:………….

 TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm (3) Số đầu  năm (3)

1

2 3 4

5

A – TÀI SẢN NGẮN HẠN

100

   
     
B – TÀI SẢN DÀI HẠN

200

   
     
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 

270

     
C – NỢ PHẢI TRẢ

300

     
     
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU

400 

     
     
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

440

     

Ngày … tháng … năm …

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

  • Số chứng chỉ hành nghề;
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Download biểu mẫu bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp hoạt động liên tục theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nút Dowload

Download biểu mẫu bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp hoạt động không liên tục theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nút Dowload

4. Giải thích chi tiết ý nghĩa các yếu tố trong báo cáo cân đối kế toán 

Nội dung trong bảng cân đối kế toán chuẩn gồm 2 phần chính: Phần tổng tài sản và tổng nguồn vốn, mỗi yếu tố sẽ có cách thể hiện và ý nghĩa riêng.

bảng cân đối kế toán

4.1 Tổng tài sản

Phần tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

  • Tài sản ngắn hạn: Thể hiện tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn (thời hạn trong vòng 12 tháng hoặc chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể từ ngày lập báo cáo)
  • Tài sản dài hạn: Tài sản có thời hạn thanh toán trên 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo. Ví dụ: Tài sản cố định, đầu tư bất động sản, các khoản phải thu dài hạn,…

4.2 Nguồn vốn

Trong bảng cân đối kế toán, nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý. Bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

  • Nợ phải trả: Là tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp, gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn.

Nợ ngắn hạn: Phản ánh tổng giá trị các khoản nợ trong đơn vị có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc trong chu kỳ kinh doanh bình thường. Ví dụ như: Các khoản phải trả người bán (tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu,…), các khoản phải trả người lao động, các khoản vay tài chính ngắn hạn, các khoản phải nộp cho Nhà nước,…

Nợ dài hạn: Tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp có thời hạn thanh toán từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ hoạt động kinh doanh kể từ ngày lập báo cáo. Ví dụ: Các khoản vay và nợ thuê dài hạn, khoản phải trả dài hạn khác,…

  • Vốn chủ sở hữu: Phản ánh tổng số vốn của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo. Bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác, ví dụ: Quỹ thu được từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, Tiền đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, khoản chênh lệch định giá tài sản,…

>>> Xem để biết: Bảng hệ thống tài khoản kế toán

5. Bảng cân đối kế toán của Vinamilk – Mẫu tham khảo

Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán Excel năm của công ty Vinamilk.

bảng cân đối kế toán của Vinamilk

Tải biểu mẫu bảng cân đối kế toán Excel tại đây:

Nút Dowload

Hy vọng các kiến thức hữu ích trên có thể giúp Doanh nghiệp hiểu chi tiết hơn về khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán cũng như cách lập bảng cân đối đúng theo luật định. Trong quá trình tham khảo bài viết có câu hỏi, thắc mắc nào hãy để lại dưới bình luận hoặc liên hệ AccNet qua hotline 0901 555 063 để được tư vấn về phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay và giải đáp các thắc mắc bạn nhé.

>> Đọc thêm bài viết liên quan: