Kỳ kế toán là một khái niệm mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần phải biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác khái niệm về kỳ kế toán theo quy định Luật kế toán Việt Nam. Vậy kỳ kế toán là gì và các kỳ kế toán cơ bản cần nắm bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
|
1. Khái niệm kỳ kế toán là gì?
Kỳ kế toán là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán và đồng thời khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
|
2. Các kỳ kế toán cơ bản cần nắm
Bạn vừa đi qua khái niệm kỳ kế toán là gì? Vậy gồm những kỳ kế toán cơ bản nào? Theo Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 sẽ bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý và kỳ kế toán tháng, được quy định cụ thể như sau:
- Kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán năm là kỳ có khoảng thời gian 12 tháng, sẽ được tính từ đầu ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Đối với đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động sẽ được chọn kỳ kế toán là 12 tháng tròn theo năm dương lịch. Sẽ bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo đến cơ quan tài chính.
- Kỳ kế toán quý
Kỳ kế toán quý là kỳ có khoảng thời gian 3 tháng được tính từ đầu ngày 1 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
- Kỳ kế toán tháng
Kỳ kế toán tháng là kỳ có khoảng thời gian 1 tháng, được tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
|
3. Kỳ kế toán của các đối tượng đặc biệt
Chắc hẳn bạn đã nắm rõ quy định các kỳ kế toán là gì? Cùng theo dõi các quy định của pháp luật về kỳ kế toán cho các trường hợp đặc biệt để áp dụng đúng cho doanh nghiệp bạn nhé.
Căn cứ theo Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 thì kỳ kế toán của doanh nghiệp mới thành lập và kỳ kế toán của doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
3.1 Kỳ kế toán của doanh nghiệp mới thành lập
Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cơ quan chính quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý hoặc kỳ kế toán tháng.
Đối với kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác sẽ được tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của các kỳ kế toán năm, quý, hoặc tháng.
Lưu ý: Đối với trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để hợp thành một kỳ kế toán năm. Nhưng tổng thời gian của kỳ phải ngắn hơn 15 tháng.
Trên đây là những quy định kỳ kế toán là gì đối với đối tượng doanh nghiệp mới thành lập. Còn đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh thì ký kế toán được tính như thế nào? Đọc tiếp bài viết nhé.
3.2 Kỳ kế toán của doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh
Khi doanh nghiệp có biến động dẫn đến việc phải thay đổi đăng ký kinh doanh (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản) thì kỳ kế toán cuối cùng được tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, quý, tháng đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
|
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về kỳ kế toán là gì? Các kỳ kế toán cơ bản cần nắm. Hy vọng những chia sẻ của AccNet có thể bổ sung thêm kiến thức lĩnh vực kế toán. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan tại website https://accnet.vn