Kế toán trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết quyền hạn và nhiệm vụ của kế toán trưởng để có thể tận dụng năng lực vốn có của họ. Hãy cùng Accnet tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

nhiệm vụ của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người lãnh đạo của bộ phận kế toán trong công ty, doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống tài chính của doanh nghiệp.

kế toán trưởng là gì

Nhiệm vụ của kế toán trưởng cơ bản nhất là công việc quản lý, chỉ đạo, giám sát, tham mưu với ban lãnh đạo cấp cao tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp và hỗ trợ đưa ra chiến lược tài chính nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là lãnh đạo cấp cao, đảm nhiệm các công việc quan trọng trong bộ phận. Vậy các công việc của kế toán trưởng là gì? Hãy cùng AccNet liệt kê một số chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng ngay sau đây nhé.

nhiệm vụ của kế toán trưởng

2.1 Quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán

Kế toán trưởng là người có quyền hạn cao nhất trong bộ phận có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp và chịu mọi trách nhiệm cho các hoạt động liên quan trong bộ phận kế toán.

2.2 Nhiệm vụ của kế toán trưởng là giám sát và đào tạo nhân viên

Kế toán trưởng có nhiệm vụ phân phối, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả các công việc của kế toán viên. Ngoài ra, cần phải tổ chức hướng dẫn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn định kỳ cho nhân viên kế toán.

2.3 Công việc của kế toán trưởng là tham gia phân tích, dự báo và hoạch định chiến lược

Việc phân tích tài chính rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình nguồn tài chính hiện tại để đưa ra các dự báo tài chính như nên tăng hay giảm ngân sách cho các hoạt động kinh doanh. Từ đó, đề xuất các chiến lược tài chính phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

2.4 Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng là lập báo cáo tài chính

Vì kế toán trưởng là người quản lý toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp thường được kế toán trưởng trực tiếp lập hoặc kế toán viên lập dưới sự giám sát và kiểm tra của kế toán trưởng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo quy định mới nhất

3. Những kỹ năng cần có để hoàn thành nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Chắc hẳn bạn đã nắm rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệpđược đề cập ở các phần trên. Với vai trò và nhiệm vụ quan trọng sẽ đi đôi với khối lượng công việc vô cùng lớn. Do đó, để đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng đòi hỏi các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn cũng như phải am hiểu các công nghệ, phần mềm tiên tiến để phục vụ công việc.

3.1 Kỹ năng mềm về quản lý

Dưới đây là những kỹ năng mềm quan trọng của kế toán trưởng:

  • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Đây là kỹ năng mà bất kỳ ai hay lĩnh vực nào cũng cần trang bị kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Đối với kế toán trưởng thường báo cáo, làm việc với ban lãnh đạo cấp cao và cơ quan có thẩm quyền, do đó kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Vì khối lượng công việc lớn nên kế toán trưởng phải rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian. Sắp xếp, lên kế hoạch cho các công việc hợp lý, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.
  • Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Đặc thù của nghề này là làm việc với các con số trong bảng thống kê, báo cáo tài chính, khai báo thuế hay quyết toán, do đó yêu cầu người làm kế toán trưởng phải cẩn thận, tỉ mỉ. Hãy nhớ rằng, dù là sai sót nhỏ nhưng có thể gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp.

nhiệm vụ của kế toán trưởng

3.2 Kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn

Để hoàn thành nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn của ngành nghề kế toán, khả năng nắm bắt toàn bộ tình hình và lĩnh vực hoạt động của công ty, am hiểu và nắm bắt nhanh chóng các điều khoản luật quy định.

kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn

Ngoài ra, vị trí này cần thành thạo tin học văn phòng, máy tính để sử dụng tốt các tác vụ trên máy tính phục vụ công việc.

>>> Tham khảo ngay các tài liệu dành cho kế toán viên:

3.3 Am hiểu các phần mềm kế toán hiện nay

Thời đại công nghệ 4.0 với những phát minh đã tạo ra các công nghệ, phần mềm tiên tiến phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kế toán, nhiều phần mềm được xây dựng để phục vụ các hoạt động liên quan đến kế toán nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu quả công việc. Mỗi phần mềm sẽ có tính năng, ưu nhược điểm riêng biệt, kế toán trưởng phải am hiểu các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay để có thể quản lý công việc dễ dàng và hiệu quả cũng như hoàn thành các chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp.

nhiệm vụ của kế toán trưởng

Với phần mềm kế toán AccNet:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo các thông tư, quyết định mới nhất của Bộ Tài Chính và cơ quan thuế.
  • Tự động hóa trong việc tổng hợp các số liệu, kết chuyển doanh thu, lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính chỉ với 1 cú click chuột.
  • Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, người dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
  • Đáp ứng đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán.

4. Quy định luật pháp đối với kế toán trưởng

Quy định luật pháp đối với kế toán trưởng

4.1 Những quy định chung đối với kế toán trưởng

Những quy định chung đối với kế toán trưởng quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ban hành bởi Chính phủ:

Trong trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách việc kế toán hoặc có thể thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian tối đa bố trí người phụ trách kế toán là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Quy định về phụ trách kế toán:

  • Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước gồm: Đơn vị chỉ có một người làm kế toán hoặc kế toán kiêm nhiệm, đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không cần thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ cần bổ nhiệm phụ trách kế toán.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật cần bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc bố trí kế toán trưởng.

Thời hạn thay đổi và bổ nhiệm kế toán trưởng:

  • Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị là 5 năm, sau đó phải thực hiện các quy trình bổ nhiệm lại kế toán trưởng và phụ trách kế toán.
  • Khi có thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật hay người quản lý điều hành của đơn vị kế toán phải tổ chức thực hiện bàn giao công việc và các tài liệu giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Đồng thời phải thông báo cho các đơn vị có liên quan và cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch về họ tên, mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Tuy nhiên, kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.

4.2 Điều kiện và tiêu chuẩn của kế toán trưởng

Tại Điều 54 của Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định điều kiện và tiêu chuẩn làm kế toán trưởng như sau:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực và ý thức chấp hành pháp luật.
  • Có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán từ trung cấp trở lên
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
  • Có thời gian làm việc thực tế trong lĩnh vực kế toán ít nhất 2 năm đối với người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ đại học trở lên và ít nhất 3 năm đối với người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán trung cấp hoặc cao đẳng. 

Ngoài ra, chính phủ có quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

4.3 Người không được trở thành kế toán trưởng

Người không được trở thành kế toán trưởng được quy định tại Điều 52 của Luật kế toán số 88/2015/QH13 như sau:

  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án là tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến kế toán mà chưa được xóa án tích.
  • Người là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính – kế toán, kế toán trưởng cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
  • Người đang là quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của chức vụ kế toán trưởng là gì?

quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng

Tại Điều 55 của Luật kế toán số 88/2015/QH13 có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng.

Về trách nhiệm:

  • Thực hiện theo quy định pháp luật về tài chính kế toán.
  • Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện lập báo cáo tài chính cần tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Về quyền hạn: Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

Đặc biệt, kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có quyền sau đây:

  • Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về các vấn đề như tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán.
  • Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu kế toán liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính.
  • Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định.
  • Báo cáo bằng văn bản với người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện đơn vị có hành vi vi phạm Luật kế toán tài chính; nếu vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Như vậy, AccNet đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về vị trí kế toán trưởng để có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp và tận dụng năng lực hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn nhất 2022

PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACCNET CLOUD

Địa chỉ: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Quận Phú Nhuận

Hotline: 0901 555 063

Website: https://accnet.vn

Mail: accnet@lacviet.com.vn