Báo cáo tài chính là một công việc quan trọng để nhà quản lý đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những người không có chuyên môn về kế toán, việc đọc và hiểu báo cáo tài chính có thể gặp nhiều khó khăn. Thường gặp nhất là không hiểu ý nghĩa của các số dư trên bảng cân đối kế toán. Hôm nay,Accnet sẽ cùng bạn tìm hiểu về số dư kế toán là gì và các thông tin liên quan đến chủ đề này!
Số dư tài khoản kế toán là tổng số tiền hiện tại còn lại trong tài khoản kiểm tra. Cụ thể:
Trên sổ cái chung, số dư tài khoản được xác định là số tiền hiện tại trong tài khoản.
Trên tài khoản ngân hàng, số dư tài khoản bao gồm số tiền mặt hiện có trong tài khoản, bất kỳ tiền tiết kiệm hoặc đầu tư nào. Qua giao dịch thanh toán, số dư tài khoản là số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ và bù trừ tín dụng.
Sử dụng số dư tài khoản kế toán giúp kế toán viên kiểm soát tài khoản nào đang hoạt động ít hoặc hợp nhất chúng với các tài khoản lớn hơn, tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu quả và giảm độ phức tạp của việc theo dõi tài khoản.
2. Cách tính số dư kế toán chuẩn nhất hiện nay
Cách để tính số dư kế toán là gì? Số dư kế toán được tính dựa trên tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tài khoản trong kỳ kế toán. Có 4 cách để tính số dư tài khoản kế toán chuẩn nhất hiện nay, bao gồm:
Một là cách tính số dư tài khoản kế toán khi tài khoản chỉ có số dư bên Có.
Hai là cách tính số dư tài khoản kế toán khi tài khoản chỉ có số dư bên Nợ.
Ba là cách tính số dư tài khoản kế toán khi tài khoản có cả số dư bên Nợ và bên Có.
Bốn là cách tính số dư của tài khoản kế toán không có số dư.
2.1. Tính số dư kế toán khi tài khoản chỉ có số dư bên Có
Cách tính số dư của tài khoản kế toán, ví dụ: TK 334, TK 411,... sẽ áp dụng theo công thức:
Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Tổng phát sinh Có trong kỳ - Tổng phát sinh Nợ trong kỳ
2.2. Tính số dư kế toán khi tài khoản chỉ có số dư bên Nợ
Để tính số dư của các tài khoản kế toán chỉ có số dư bên nợ, ví dụ: TK 111, TK 112, TK 152,... ta sử dụng công thức sau:
Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Tổng phát sinh Nợ trong kỳ - Tổng phát sinh Có trong kỳ
2.3. Tính số dư kế toán khi tài khoản có cả số dư bên Nợ và bên Có
Có số tài khoản 131, 138, 331, 333 334,338, 412, 413, 421 sẽ được áp dụng theo cách tính sau: + Trường hợp số dư bên Nợ:
Nợ cuối kỳ = Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Có đầu kỳ– Tổng PS Có trong kỳ
+ Trường hợp có số dư bên Có:
Có cuối kỳ = Có đầu kỳ - Tổng phát sinh Có trong kỳ - Nợ đầu kỳ - Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ
2.4. Tính số dư của tài khoản kế toán không có số dư
Đó là các tài khoản kế toán từ đầu 5 đến đầu 9 cuối kỳ sẽ không có số dư. Công thức để tính như sau:
Số phát sinh Bên Nợ = Số phát sinh Bên Có
3. Phân biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụng
Để giúp bạn phân biệt rõ hơn về số dư tài khoản kế toán và khả dụng, Lạc Việt sẽ giúp bạn phân tích qua bảng sau:
Số dư kế toán
Số dư khả dụng
Khái niệm
Số dư tài khoản kế toán là số tiền còn lại trong một tài khoản kế toán tại một thời điểm cụ thể. Nó được tính bằng cách lấy tổng số tiền trong tài khoản và trừ đi tổng số tiền đã chi tiêu hoặc đã được rút ra.
Số dư khả dụng là số tiền mà khách hàng có thể rút hoặc sử dụng trong tài khoản tiền gửi. Số dư khả dụng luôn là số dương.Số dư khả dụng được tính dựa trên số dư tài khoản tiền gửi và hạn mức thấu chi. Hạn mức thấu chi là số tiền tối đa mà khách hàng được phép rút ra khỏi tài khoản khi số dư tài khoản không đủ để chi trả.
Về bản chất
Số dư kế toán thể hiện giá trị kế toán tại một thời điểm nhất định.
Số dư khả dụng thể hiện phần số dư mà kế toán có thể sử dụng tại một thời điểm nhất định và thường gặp phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.
Về cách xác định
Số dư tài khoản kế toán tại một thời điểm=Số dư kế toán đầu kỳ + Số phát sinh tăng tính đến thời điểm xác định số dư - Số phát sinh giảm tính đến thời điểm xác định số dư
Số dư khả dụng tại một thời điểm bất kỳ=Số dư kế toán + Hạn mức thấu chi (nếu có) - Khoản tiền phong tỏa - Số dư tối thiểu duy trì tài khoản
4. Chuẩn hóa số dư kế toán trên phần mềm LV DX Accounting
LV DX Accounting là phần mềm kế toán online được phát triển bởi Công ty Lạc Việt có thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý kế toán của doanh nghiệp.Một số ưu điểm của phần mềm LV DX Accounting:
Giá thành hợp lý: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: LV DX Accounting được thiết kế đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng thành thạo phần mềm trong thời gian ngắn nhất.
Tính năng đầy đủ: LV DX Accounting cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cho công tác kế toán: Quản lý tài khoản, quản lý chứng từ, quản lý sổ sách kế toán, quản lý thuế, quản lý công nợ, nhân sự,...
Hỗ trợ tốt: Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
LV DX Accounting là giải pháp phần mềm kế toán phù hợp với mọi doanh nghiệp lớn nhỏ. Với nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ khách hàng chu đáo, LV DX Accounting giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng năng suất làm việc.
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN LV DX ACCOUNTING
LV DX Accounting – phần mềm kế toán hàng đầu từ Lạc Việt với hơn 30 năm kinh nghiệm – mang đến giải pháp toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính dễ dàng, chính xác và an toàn. Lợi ích nổi bật của LV DX Accounting:
Ghi nhận chi phí, doanh thu nhanh chóng, chính xác từng con số.
Dễ dàng phát hành, lưu trữ, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật.
Cung cấp báo cáo thời gian thực, trực quan, hỗ trợ quyết định kịp thời.
Kiểm soát chi tiêu hiệu quả, cảnh báo vượt ngân sách.
Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn với nhu cầu khác biệt.
LV DX Accounting – trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy trải nghiệm ngay hôm nay!
Việc chuẩn hóa số dư kế toán là một công việc quan trọng, giúp đảm bảo tính chính xác và thống nhất của số dư tài khoản kế toán. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Số dư kế toán là gì, và những thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề này!
Biên tập viên chuyên mục kế toán của Lạc Việt với hơn 5 năm kinh nghiệm. Nổi bật với khả năng phân tích sâu sắc các quy định kế toán, chính sách thuế, các chuẩn mực báo cáo tài chính. Xem thêm >>>
Chủ đề: