Hóa đơn số mang lại nhiều lợi ích về thuế/kế toán nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các loại hóa đơn số trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Bài viết này, Accnet nêu ra khái niệm, đặc điểm, ứng dụng của các loại hóa đơn điện tử theo thông tư 78 phổ biến hiện nay, giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, chính xác nhất. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau!

1. Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), hay còn gọi là hóa đơn VAT (Value Added Tax Invoice), là chứng từ thương mại do người bán lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phải kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn này được sử dụng để tính thuế GTGT phải nộp cho nhà nước, để người mua khấu trừ số thuế GTGT đầu vào đã trả.

Đặc điểm chung của loại hóa đơn số này:

  • Phải có thông tin về người bán (tên, địa chỉ, mã số thuế), người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế nếu có), tên hàng hóa hoặc dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền chưa thuế, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thanh toán.
  • Các mức thuế suất phổ biến là 0%, 5%, 10%. Mức thuế suất áp dụng phụ thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ.
  • Được lập dưới dạng giấy/điện tử, với các quy định cụ thể về hình thức/nội dung trên mỗi hóa đơn.
  • Phải có chữ ký/dấu của người đại diện hợp pháp/người bán.

Mục đích sử dụng các loại hóa đơn điện tử GTGT theo Thông tư 78 về hóa đơn điện tử:

  • Kê khai thuế GTGT hàng tháng/hàng quý: Người bán kê khai thuế GTGT đầu ra, người mua dùng để kê khai thuế GTGT đầu vào.
  • Là bằng chứng hợp pháp về giao dịch mua bán, giúp bảo vệ quyền lợi của cả người mua và người bán.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính, kiểm toán.

các loại hóa đơn điện tử

>>> Có thể bạn quan tâm:

2. Các loại hóa đơn bán hàng điện tử 

Các loại hóa đơn điện tử bán hàng theo thông tư 78 là chứng từ do người bán lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và phải kê khai, nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Loại hóa đơn này không ghi nhận thuế GTGT.

Đặc điểm của hóa đơn: 

  • Gồm thông tin về người bán, người mua, tên hàng hóa/dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Khác với hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng không ghi nhận thuế suất, tiền thuế GTGT.
  • Lập dưới dạng giấy/điện tử, nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung, hình thức hóa đơn.
  • Cần có chữ ký của người bán và dấu của doanh nghiệp

Lợi ích thực tiễn của hóa đơn bán hàng vào đời sống:

  • Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
  • Chứng từ hợp pháp cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, giúp xác định trách nhiệm , quyền lợi của các bên.
  • Giúp doanh nghiệp theo dõi doanh thu, chi phí, lập báo cáo tài chính.

các loại hóa đơn theo thông tư 78

3. Các loại hóa đơn điện tử xuất khẩu theo thông tư 78

Hóa đơn xuất khẩu là chứng từ do người bán lập khi xuất khẩu hàng hóa/cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. Đây là loại hóa đơn đặc thù cho các giao dịch xuất khẩu, tuân thủ quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế.

Đặc điểm của các loại hóa đơn số xuất khẩu, bao gồm: 

  • Bắt buộc chứa thông tin về người bán, người mua ở nước ngoài, mô tả hàng hóa/dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền, điều kiện giao hàng (Incoterms), phương thức thanh toán.
  • Ghi bằng ngoại tệ, phổ biến là USD, EUR hoặc đồng tiền của nước nhập khẩu.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất GTGT là 0%, phải kê khai đầy đủ giá trị hàng hóa/dịch vụ.
  • Phải có chữ ký của người bán, con dấu của doanh nghiệp.

Lợi ích khi sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo thông tư 78 này:

  • Chứng từ hợp pháp xác nhận việc xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ.
  • Kê khai thuế xuất khẩu, thuế GTGT.
  • Chứng từ bắt buộc khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu tại hải quan.

Các loại hóa đơn số xuất khẩu

4. Các loại hóa đơn điện tử đặc thù 

Hóa đơn số đặc thù là loại hóa đơn được thiết kế, sử dụng riêng biệt cho các ngành nghề đặc thù, nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể về quản lý, báo cáo của từng ngành. Đặc điểm thường thấy khi sử dụng các loại hóa đơn số đặc thù: 

  • Được thiết kế riêng biệt để phù hợp với quy trình, yêu cầu quản lý của từng ngành nghề cụ thể.
  • Bao gồm các thông tin đặc thù của ngành nghề, như thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, định mức tiêu hao, chỉ số kỹ thuật, thông tin vận hành, v.v.
  • Chủ yếu được lập, quản lý dưới dạng điện tử, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, minh bạch trong báo cáo.
  • Sử dụng chữ ký số, mã hóa dữ liệu để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

Yêu cầu bắt buộc khi ứng dụng các loại hóa đơn điện tử này vào thực tiễn: 

  • Hóa đơn ngành điện lực ghi rõ các thông số về tiêu thụ điện, đơn giá điện theo từng khung giờ, thuế suất, tiền thuế GTGT.
  • Hóa đơn ngành viễn thông ghi chi tiết các dịch vụ viễn thông sử dụng, cước phí, thuế suất, tiền thuế GTGT.
  • Hóa đơn ngành xăng dầu ghi rõ số lượng xăng dầu, đơn giá, thuế suất, tiền thuế GTGT, kèm theo các thông tin về lô hàng, trạm xăng, thời gian giao nhận.

Các loại hóa đơn số đặc thù 

Việc sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo thông tư 78 không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật mà còn mang lại nhiều lợi ích về quản lý, bảo mật, hiệu quả kinh doanh. Hiểu rõ đặc điểm, ứng dụng của từng loại hóa đơn sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kế toán/thuế/tài chính. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công ty Cổ phần Tin Học Lạc Việt
  • Hotline: (+84.28) 3842 3333
  • Email: accnet@lacviet.com.vn – Website: www.accnet.vn
  • Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P. 8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh