Việc lập các khoản dự phòng là một trong những công việc tất yếu của doanh nghiệp nói chung, kế toán nói riêng. Vậy dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Những quy định, đối tượng nào sẽ cần lập dự phòng? Hãy cùng AccNet làm rõ vấn đề trên qua các nội dung bài viết sau
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hiểu là một khoản dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần. Là giá trị thấp hơn so với giá trị mà đã ghi sổ của hàng tồn kho.
Việc lập dự phòng này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp có những bằng chứng chứng minh sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (A) được tính theo công thức:
A = Giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ - Chi phí ước tính để hoán thành việc sản xuất, bán hàng
2. Quy định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo quy định tại điều 4 của thông tư 48/2019/TT-BTC thì một số quy định về trích lập dự phòng được nêu như sau:
2.1 Quy định về đối tượng cần thực hiện
Đối tượng cần lập sẽ gồm: nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng mua đang trên đường đi, hàng hóa kho bảo thuế, hàng thành phẩm mà giá gốc trong sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện ( gọi tắt là hàng tồn kho) đảm bảo điều kiện:
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của bộ tài chính hay các bằng chứng khác chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.
- Hàng tồn kho thược quyền sở hữu của doang nghiệp ngay tại thời điểm lập BCTC năm.
2.2 Quy định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Công thức để ra được mức trích lập được áp dụng theo:
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Trong đó có:
- Giá gốc hàng tồn được xác định theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho được ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kèm theo nếu có.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ tại thời điểm lập BCTC năm trừ cho chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm, tiêu thụ chúng.
2.3 Quy định về thời điểm thực hiện nghiệp vụ
Ngay tại thời điểm lập BCTC năm. Dựa trên các cơ sở tài liệu mà doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho.
Căn cứ theo các quy định tại các khoản 1, khoản 2 của điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
a) Nếu khoản dự phòng phải lập tương ứng bằng với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp không được thực hiện việc ghi giảm hàng tồn kho.
b) Nếu khoản dự phòng phải lập lớn hơn với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ đó.
c) Nếu khoản dự phòng phải lập thấp hơn với số dư của khoản dự phòng khấu hao hàng tồn kho trong báo cáo năm trước được ghi vào sổ sách của công ty. Thì doanh nghiệp được hoàn lại phần chênh lệch, ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
d) Mức dự phòng khấu hao hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho. Được giảm giá, tổng hợp thành bảng kê chi tiết. Đây là căn cứ để hạch toán ghi vào giá vốn hàng bán. (Giá vốn của tất cả các sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ).
2.4. Quy định về nguyên tắc thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nguyên tắc để thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
a) Doanh nghiệp trích lập dự phòng khấu hao cho hàng tồn kho; phải có bằng chứng đáng tin cậy chứng minh về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được với giá gốc của hàng tồn kho. Khoản dự phòng là số tiền dự kiến được tính trước vào chi phí sản xuất, giao dịch phần giá trị giảm xuống dưới giá trị được ghi lại của sổ kế toán hàng tồn kho. Để bù đắp cho những tổn thất thực tế do sản phẩm, vật tư, hàng hóa tồn kho được giảm.
b) Dự phòng khấu hao cho hàng tồn kho được thực hiện khi lập báo cáo tài chính. Lập dự phòng phải đúng quy định. Theo các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho, các quy định của chế độ tài chính hiện hành.
c) Việc hình thành dự phòng khấu hao hàng tồn kho phải căn cứ vào nguyên vật liệu, hàng hóa. Dự phòng ghi sổ cho các dịch vụ đang diễn ra phải được tính theo giá riêng cho từng loại dịch vụ.
d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng hóa. Hàng tồn kho giai đoạn sản xuất kinh doanh thông thường trừ đi chi phí ước tính cho đến khi hoàn thành (-) Thành phẩm, chi phí ước tính cần thiết để bán chúng.
đ) Khi lập báo cáo tài chính năm với số lượng, nguyên giá, giá trị thuần có thể thực hiện được của vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thuộc bất kỳ loại nào đang được triển khai trích lập:
- Khi dự phòng ghi giảm hàng tồn kho cần phải lập vào cuối kỳ kế toán lớn hơn khoản dự phòng được ghi trên sổ sách thì khoản chênh lệch được ghi tăng dự phòng, tăng giá vốn hàng bán.
- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được hình thành vào cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn dự phòng giảm trừ hàng tồn kho được ghi trên sổ sách thì số chênh lệch các khoản chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi giảm dự trữ, giảm chi phí sản xuất.
3. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong các trường học sau đây:
a) Khi lập BCTC nếu số dự phòng kỳ này cao hơn số đã trích lập từ các kỳ trước thì kế toán phải trích lập bổ sinh phần chênh lệch, hạch toán:
- Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
b) Khi lập BCTC nếu số dự phòng kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, thì kế toán phải trích lập bổ sinh phần chênh lệch, hạch toán:
- Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
- Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
c) Xử lý các khoản dự phòng đối với vật tư, hàng hóa hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hàng hóa hư hỏng, không còn sử dụng, kế toán thực hiện hạch toán:
- Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
- Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Có các TK 152, 153, 155, 156.
d) Xử lý giảm giá hàng tồn kho trước khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước sang thành công ty cổ phần. Các khoản dự phòng giảm sau khi bù đắp tổn thất, hạch toán tăng vốn nhà nước như sau:
- Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
- Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
4. Công cụ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhanh chóng chính xác
Trên thực tế thì mức dự phòng hàng tồn kho được hỗ trợ từ chính sách nhà nước thường nhỏ hơn so với tổn thất thực tế của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động lập kế hoạch, có những công cụ giải pháp quản lý hàng tồn kho cho hiệu quả. Với xu thế chuyển đổi sổ như hiện nay việc sử dụng phần mềm AccNet Inventory sẽ là một giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp. Với những tính năng, công nghệ hiện đại quản lý kho đã không còn là nỗi băn khoăn của doanh nghiệp.
PHẦN MỀM ACCNET INVENTORY
Phần mềm AccNet Inventory là giải pháp toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát kho hàng chặt chẽ, cải thiện hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Lợi ích nổi bật:
- Theo dõi số lượng, tình trạng, giá trị hàng hóa theo thời gian thực.
- Quy trình nhập – xuất – tồn tự động, hạn chế sai sót, dữ liệu chính xác.
- Tăng tốc độ xử lý, hỗ trợ tra cứu nhanh chóng, chính xác.
- Cung cấp báo cáo trực quan, dễ hiểu, hỗ trợ ra quyết định nhanh.
- Kết nối mượt mà với hệ thống ERP, kế toán, bán hàng.
Phần mềm AccNet Inventory – giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tiết kiệm thời gian, chi phí. Hãy trải nghiệm phần mềm ngay hôm nay!
Hy vọng những thông tin về dự phòng giảm giá hàng tồn kho do AccNet cung cấp giúp các kế toán viên, doanh nghiệp hiểu đúng, thực hiện chính xác theo quy định. Xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kế toán tại website của chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:- GIẢI PHÁP KẾ TOÁN TOÀN DIỆN ACCNET
- 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- ☎️ Hotline: 0901 555 063
- 📧 Email: accnet@lacviet.com.vn
- 🌐 Website: https://accnet.vn/
Chủ đề: