Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là gì? Đối tượng áp dụng bao gồm những ai? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên cũng như cung cấp cho bạn bảng hệ thống tài khoản ngân hàng theo thông tư mới nhất.
Xem các bài viết liên quan về chủ đề này: |
1. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là gì?
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là tập hợp các tài khoản kế toán được dùng cho việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của những nghiệp vụ kinh tế, tài chính để quản lý hoạt động tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo Thông tư 19/2015/TT-NHNN, đối tượng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm: Sở Giao dịch, Vụ Tài chính - Kế toán, Cục quản trị, Cục Công nghệ tin học, Cục Phát hành và kho quỹ, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) có tổ chức bộ máy kế toán, ...
2. 9 loại tài khoản kế toán ngân hàng cần biết
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng gồm 9 loại tài khoản khoản cụ thể như sau:
- Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản: Phản ánh số tiền hiện có cũng như những biến động về tiền và tài sản thanh khoản của ngân hàng, bao gồm: Tiền mặt, vàng, tiền gửi và đầu tư chứng khoán ở nước ngoài
- Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và NHNN: Phản ánh các nghiệp vụ của NHNN cho vay các tổ chức tài chính trong nước, cho vay trên thị trường quốc tế, mua bán chứng khoán, thanh toán với Nhà nước.
- Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác: Phản ánh số tiền hiện có cũng như những biến động về TSCĐ và tài sản Có khác.
- Loại 4: Phát hành tiền: Phản ánh số lượng tiền cotton, tiền polime, tiền kim loại đã phát hành vào lưu thông. Việc hạch toán các tài khoản này phải tuân thủ quy định của chính phụ và NHNN về phát hành tiền.
- Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NHNN: Phản ánh các nguồn vốn, quỹ và kết quả hoạt động của NHNN.
- Loại 6: Tài khoản trung gian: Phản ánh các giao dịch thanh toán giữa NHNN với các Tổ chức tín dụng (TCTD) và giữa các đơn vị NHNN.
- Loại 7: Thu nhập: Phản ánh các khoản thu của NHNN bao gồm: Khoản tiền gửi, cho vay, chiết khấu các giấy tờ có giá, đầu tư chứng khoán nước ngoài, tiền góp vốn và ngoại hối,...và các khoản thu nhập khác trong ngân hàng.
- Loại 8: Chi phí: Phản ánh chi phí của NHNN và gồm: Chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí quản lý,...
- Loại 9: Các cam kết ngoài bảng: Phản ánh các nghĩa vụ cam kết NHNN phải thực hiện hoặc nhận được theo hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng. Cơ sở để hạch toán vào tài khoản loại 9 là hợp đồng đã được ký kết.
3. Chi tiết bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng mới nhất
Chi tiết bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng được ban hành theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN. Tải file bảng hệ thống tài khoản ngân hàng ngay bên dưới.
Tải bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng tại đây.
4. Nguyên tắc áp dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
Theo Điều 8 và Điều 9 tại Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp và hạch toán các ngoại tệ, vàng ngoại hối nhà nước. Chi tiết cụ thể như sau:
4.1 Hạch toán trên các tài khoản tổng hợp
Hạch toán trên các tài khoản tổng hợp được định khoản theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ, Có). Các tài khoản trong bảng thuộc 3 loại:
- Loại tài khoản thuộc tài sản Có: Luôn luôn có số dư bên Nợ
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: Luôn luôn có số dư bên Có
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: Lúc có số dư bên Nợ, lúc có số dư bên Có hoặc có cả hai số dư
Khi hạch toán bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, quý hoặc năm, các đơn vị NHNN lập đến tài khoản cấp III và phải hạch toán đầy đủ và chính xác số dư của các loại tài khoản (đối với các loại tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) không bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với các tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có).
Cách hạch toán:
- Cách thức hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng: Việc hạch toán được tự động thực hiện bằng cách thiết lập các tham số trong các chương trình, phân hệ nghiệp vụ. Do đó, các giao dịch tự động từ chương trình được cập nhật vào các tài khoản tổng hợp tương ứng được khai báo trong tham số hạch toán tương ứng.
- Cách thức kế toán thủ công từ các phân hệ: Người dùng nhập trực tiếp hoặc thông qua các bảng kê khai của chương trình, phân hệ nghiệp vụ làm phát sinh các bút toán vào tài khoản tổng hợp.
4.2 Hạch toán các ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước
Hạch toán các tài khoản ngoại tệ, vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được lập trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng này phải thực hiện như sau:
(1) Vàng là một phần của dự trữ ngoại hối quốc gia và được hạch toán như ngoại tệ, đơn vị đo là gram.
(2) Các giao dịch thực hiện bằng loại tiền nào thì được hạch toán bằng loại tiền đó.
(3) Việc bút toán hạch toán ngoại tệ phải được hạch toán theo từng cặp tài khoản tương ứng và phải cân đối theo từng loại ngoại tệ.
(4) Các nghiệp vụ mua bán, bán ngoại tệ, bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam được hạch toán đồng thời.
(5) Đối với các khoản thu, các khoản trả lãi, phí bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam và hạch toán vào thu nhập, chi phí.
(6) Về tỷ giá hạch toán:
Tỷ giá hạch toán giao dịch mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Tỷ giá hạch toán các nghiệp vụ khác như thu, chi trả lãi, phí bằng ngoại tệ, điều chuyển và hoán đổi giữa Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
- Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá giao dịch bình quân của đồng Việt Nam với đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố tại ngày hạch toán.
- Đối với các loại ngoại tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố. Tỷ giá giữa các loại ngoại tệ được hiển thị trên màn hình Reuters và Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày thực hiện hạch toán.
Tỷ giá sử dụng để ghi nhận các nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
(7) Định kỳ (hàng ngày, tháng, quý, năm) lập bảng cân đối tài khoản kế toán quy đổi theo từng loại ngoại tệ và bảng cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hệ thống sẽ tự quy đổi số dư, doanh số trong kỳ báo cáo từ các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Tỷ giá quy đổi cụ thể như sau:
- Đối với đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(i) khoản 6 Điều này tại thời điểm lập bảng cân đối tài khoản.
- Đối với các loại ngoại tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(ii) khoản 6 Điều này tại thời điểm lập bảng cân đối tài khoản.
- Đối với các khoản phi tiền tệ, khoản ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước: Tỷ giá bằng tỷ giá hạch toán tại ngày phát sinh giao dịch (các khoản mục này không được đánh giá lại).
- Chênh lệch do quy đổi số dư tài khoản có gốc ngoại tệ cuối ngày, tháng được hạch toán và kết chuyển vào tài khoản 503001 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
(8) Kết quả giao dịch ngoại tệ được tính bằng số chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua tương ứng và được ghi nhận vào tài khoản thu nhập và chi phí theo quy định.
(9) Cuối năm tài chính, số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ (nếu có) được hạch toán vào tài khoản 501003 “Vốn do đánh giá lại tài sản”.
(10) Để phân biệt giữa đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng NHNN thống nhất sử dụng mã tiền tệ quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
Việc quản lý hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng theo Thông tư 19/2015/TT-NHNN là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải ghi chép, theo dõi chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan. Các đơn vị như Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh, nhiều bộ phận khác đều phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ trong việc quản lý dữ liệu kế toán. Tuy nhiên, với khối lượng giao dịch lớn, đa dạng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đối chiếu dẫn đến sai sót, chậm trễ trong quá trình xử lý dữ liệu.
Accnet ERP giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức này nhờ khả năng tự động hóa quản lý hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng, đảm bảo mọi giao dịch được ghi nhận chính xác. Tính năng đồng bộ hóa dữ liệu, báo cáo theo chuẩn mực giúp các đơn vị dễ dàng tuân thủ quy định, nâng cao hiệu suất kế toán. Trải nghiệm ngay Accnet ERP để đơn giản hóa quy trình quản lý hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng của bạn!
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ACCNET ERP
Accnet ERP – phần mềm kế toán hàng đầu với hơn 30 năm có mặt trên thị trường – mang đến giải pháp toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính dễ dàng, chính xác và an toàn. Lợi ích nổi bật của Accnet ERP:
- Ghi nhận chi phí, doanh thu nhanh chóng, chính xác từng con số.
- Dễ dàng phát hành, lưu trữ, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật.
- Cung cấp báo cáo thời gian thực, trực quan, hỗ trợ quyết định kịp thời.
- Kiểm soát chi tiêu hiệu quả, cảnh báo vượt ngân sách.
- Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn với nhu cầu khác biệt.
Accnet ERP – trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy trải nghiệm ngay hôm nay!
Tìm hiểu thêm các phần mềm của Lạc Việt: |
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn chi tiết những thông tin về hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng theo luật mới nhất. Mẫu bảng hệ thống tài khoản ngân hàng mà AccNet cung cấp trong bài hy vọng có thể giúp bạn thực hiện nghiệp vụ một cách chính xác và nhanh chóng. Để tham khảo thêm nhiều kiến thức kế toán truy cập ngay trang web AccNet nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
- 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
- 📧 Email: info@lacviet.com.vn
- 🌐 Website: https://accnet.vn/
Chủ đề: