Chiết khấu thương mại là một trong những chính sách mà nhiều doanh nghiệp bán đã áp dụng để có thể thúc đẩy được số lượng hàng tiêu thụ. Nhiệm vụ của kế toán bên mua và bên bán là phải hạch toán chiết khấu thương mại sau khi hoàn thành việc mua bán. AccNet sẽ giúp bạn hiểu và nắm được phương pháp hạch toán chi tiết từng trường hợp trong bài viết này.
1. Hiểu về hạch toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là thuật ngữ rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy việc hạch toán chiết khấu thương mại là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới.
1.1 Chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
Chiết khấu thương mại khác với giảm giá hàng bán, các doanh nghiệp và kế toán cần lưu ý để không bị nhầm lẫn.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua hàng do hàng hóa không đạt tiêu chuẩn như hàng hóa kém chất lượng, lỗi quy cách, lỗi thời,...
1.2 Hạch toán chiết khấu thương mại là gì?
Hạch toán chiết khấu thương mại là nghiệp vụ của kế toán phải thực hiện ghi sổ sau khi hoàn thành việc mua, bán có chế độ chiết khấu thương mại. Việc hạch toán không chỉ quan trọng với bên bán mà bên mua cũng phải đặc biệt quan tâm để hạch toán đúng theo luật quy định.
2. Tài khoản phản ánh hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200 và 133
Tài khoản sử dụng để hạch toán chiết khấu được áp dụng theo 2 thông tư: Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.
2.1 Doanh nghiệp sử dụng bảng tài khoản theo thông tư 200
Hạch toán chiết khấu thương mại đối với doanh nghiệp áp dụng bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 thì hạch toán vào tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 521:
Bên Nợ |
|
Bên Có |
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng hóa trả lại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của công ty. |
2.2 Doanh nghiệp dùng bảng tài khoản theo thông tư 133
Hạch toán chiết khấu thương mại đối với doanh nghiệp áp dụng bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 thì hạch toán vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Nội dung và kết cấu tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Bên Nợ |
|
Bên Có | Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, bất động sản đầu tư và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. |
3. Hạch toán chiết khấu thương mại từng trường hợp chi tiết
Hạch toán chiết khấu thương mại được thực hiện theo hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Các trường hợp cụ thể được liệt kê dưới đây:
3.1 Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ
3.1.1 Chiết khấu theo từng lần mua hàng
Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGT, tổng giá trị thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
Hạch toán chiết khấu thương mại bên bán:
Nợ 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn.
Có 511: Tổng số tiền đã khấu trừ chiết khấu (chưa bao gồm thuế GTGT).
Có 3331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Hạch toán chiết khấu thương mại bên mua:
Nợ 156: Giá trị hàng hóa chưa bao gồm thuế.
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn.
3.1.2 Chiết khấu theo số lượng, doanh số
Trường hợp chiết khấu dựa theo số lượng, doanh số bán hàng hóa dịch vụ thì số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của lần cuối cùng hoặc kỳ kế tiếp. Bao gồm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Số chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng
Bên bán hạch toán chiết khấu như sau:
Nợ 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu.
Có 511: Số doanh thu đã chiết khấu.
Có 3331: Thuế GTGT.
Hạch toán chiết khấu thương mại bên mua:
Nợ 156: Giá trên hóa đơn đã trừ chiết khấu
Nợ 1331: Thuế GTGT.
Có 111, 112, 331: Số tiền đã trừ chiết khấu.
Trường hợp 2: Số chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng
Trường hợp này kế toán cần phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó. Trong đó, các hóa đơn liên 1, 2, 3, 4,...thực hiện hạch toán như bình thường. Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm được hạch toán cụ thể như sau:
Hạch toán chiết khấu thương mại bên bán:
Nợ 521: Tổng số tiền chiết khấu (Theo thông tư 200).
(Hoặc ghi Nợ 511: Tổng số tiền chiết khấu, nếu theo Thông tư 133).
Nợ 3331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu.
Bên mua thực hiện hạch toán như sau:
Thực hiện hạch toán căn cứ vào hàng hóa chiết khấu thương mại còn tồn trong kho:
- Trường hợp hàng hóa chiết khấu thương mại vẫn còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu.
Có 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng hóa chiết khấu đã bán ghi giảm giá vốn hàng bán
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 632: Giảm giá vốn hàng bán.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thì ghi giảm chi phí
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 154, 642: Giảm chi phí.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng trong xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
3.1.3 Lập hóa đơn sau khi kết thúc chương trình
Lập hóa đơn sau khi kết thúc chương trình thì kế toán phải lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê số hóa cần điều chỉnh, tổng số tiền và số tiền thuế điều chỉnh.
Bên bán hạch toán chiết khấu thương mại như sau:
Nợ 521: Tổng số tiền chiết khấu (Theo thông tư 200)
(Hoặc ghi Nợ 511: Tổng số tiền chiết khấu, nếu theo Thông tư 133).
Nợ 3331: Thuế GTGT được điều chỉnh giảm.
Có 111, 112, 131: Tổng số tiền chiết khấu.
Bên mua hạch toán như sau:
Thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại căn cứ vào hàng hóa chiết khấu thương mại còn tồn trong kho:
- Trường hợp hàng hóa chiết khấu thương mại vẫn còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu.
Có 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng hóa chiết khấu đã bán ghi giảm giá vốn hàng bán
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 632: Giảm giá vốn hàng bán.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thì ghi giảm chi phí
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 154, 642: Giảm chi phí.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
- Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng trong xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản
Nợ 111, 112, 331: Tổng số tiền chiết khấu
Có 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Có 1331: Giảm thuế đã khấu trừ.
>>> Xem thêm về Nghiệp vụ kế toán bán hàng
3.2 Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết như sau:
- Hạch toán số chiết khấu thương mại:
Nợ 521: Tổng số tiền chiết khấu (Theo thông tư 200).
(Hoặc ghi Nợ 511: Tổng số tiền chiết khấu, nếu theo Thông tư 133).
Có 131: Phải thu của khách hàng.
- Hạch toán doanh thu bán hàng hóa:
Nợ 131: Phải thu của khách hàng.
Có 511: Doanh thu bán hàng.
Việc hạch toán chiết khấu thương mại là một nhiệm vụ phức tạp, yêu cầu sự chính xác cao, nhất là khi phải xử lý nhiều trường hợp khác nhau như chiết khấu theo từng lần mua, số lượng, doanh số, hoặc chiết khấu sau khi kết thúc chương trình. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ghi nhận/phân loại chiết khấu thương mại theo đúng quy định, dẫn đến việc hạch toán sai, không đồng bộ giữa các bên mua/bán.
Accnet Cloud HKD giúp tự động hóa toàn bộ quy trình hạch toán chiết khấu thương mại, đảm bảo các khoản chiết khấu được ghi nhận đúng. Hệ thống không chỉ hỗ trợ phân loại chiết khấu mà còn giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao từng giao dịch, từ đó nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính. Hãy khám phá Accnet Cloud HKD ngay để đảm bảo quy trình hạch toán của bạn luôn chính xác nhất!
GIẢI PHÁP KẾ TOÁN THÔNG MINH ACCNET CLOUD HKD
AccNet Cloud HKD được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu kế toán của các hộ kinh doanh. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, phần mềm giúp tối ưu hóa hoạt động kế toán. Những lợi ích nổi bật của AccNet Cloud HKD bao gồm:
- Hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian
- Tự động hạch toán và tổng hợp dữ liệu
- Giúp kiểm soát dòng tiền hiệu quả
- Mọi khoản thu chi đều được ghi nhận chính xác
- Hỗ trợ tạo báo cáo thuế, báo cáo tài chính chi tiết
- Tuân thủ các quy định pháp luật
- Sử dụng trên mọi thiết bị với kết nối internet
- Quản lý tài chính không bị gián đoạn
AccNet Cloud HKD chính là đối tác chiến lược trong hành trình dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh đi đến thành công. Chọn Lạc Việt - Chọn sự vượt trội, chọn sự khác biệt.
AccNet đã hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại chi tiết từng trường hợp cụ thể, hy vọng với những thông tin trên hữu ích với Doanh nghiệp và kế toán viên. Xem thêm nhiều chủ đề lĩnh vực kế toán tại website AccNet nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
- 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
- 📧 Email: info@lacviet.com.vn
- 🌐 Website: https://accnet.vn/
>>> Chủ để liên quan:
Chủ đề: