Báo cáo thuế là một nghiệp vụ kế toán vô cùng quan trọng và nó được xem là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp về các hoạt động tài chính. Do đó, báo cáo thuế gồm những gì, đối tượng kê khai cũng như mức phạt là những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp cần xác định để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình đúng quy trình. Theo dõi bài viết của AccNet để biết chi tiết về cách thức kê khai thuế.

1. Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào phát sinh trong quá trình mua hàng hóa hoặc dịch vụ, các hóa đơn do chính đơn vị phát hành là thuế giá trị gia tăng đầu ra. báo cáo thuế

2. Xác định đối tượng và phương pháp kê khai

Trước khi thực hiện báo cáo thuế, bạn cần xác định doanh nghiệp của mình thuộc đối tượng nào và phương pháp kê khai ra sao. Để từ đó có trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế theo quy định của pháp luật.

2.1 Đối tượng kê khai theo tháng hay theo quý?

Tiêu chí để xác định đối tượng doanh nghiệp báo cáo thuế theo tháng hay theo quý như sau:
  • Nếu doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn 50 tỷ/năm thì cần kê khai báo cáo thuế theo quý.
  • Ngược lại, những doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 50 tỷ/năm thì cần kê khai báo cáo theo tháng.
  • Doanh nghiệp mới thành lập thì thực hiện kê khai theo quý.
Đa phần các công ty hiện kinh doanh tại Việt Nam hiện nay đều thực hiện mẫu báo cáo theo quý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác đối tượng kê khai để đảm bảo nộp báo cáo đúng hạn theo quy định của pháp luật.

2.2 Xác định pháp kê khai trực tiếp hay khấu trừ?

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu lớn hơn 1 tỷ/năm và đăng ký tự nguyện thì sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ.
  • Ngược lại, doanh  nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ/năm thì sẽ kê khai theo phương pháp trực tuyến, trừ khi doanh nghiệp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ.

3. Báo cáo thuế gồm những gì?

Theo quy định, các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam mỗi tháng và mỗi quý cần phải nộp báo cáo thuế. Mỗi hồ sơ báo cáo sẽ bao gồm: Báo cáo giá trị gia tăng, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tình hình sử dụng hóa đơn. Cụ thể như sau: báo cáo thuế

3.1 Báo cáo thuế giá trị gia tăng

Các tờ khai cần nộp khi khai báo thuế GTGT:
  • Kê khai theo phương pháp khấu trừ: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
  • Kê khai theo phương pháp trực tiếp: Nếu kê khai trực tiếp trên GTGT thì sử dụng mẫu 03/GTGT, còn nếu kê khai trực tiếp trên doanh thu thì chọn mẫu 04/GTGT.
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai báo cao thuế theo phương pháp khấu trừ thì cần đăng ký nộp Mẫu 01/GTGT. báo cáo thuế GTGT

3.2 Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

Hàng quý, doanh nghiệp sẽ tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp dựa trên số hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán. Trong trường hợp có phát sinh tiền thuế TNDN thì chỉ cần nộp khoản thiếu đó, hạn cuối là ngày thứ 30 của quý tiếp theo. Những doanh nghiệp cần lưu ý, trường hợp tiền thuế TNDN tạm nộp mỗi quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm lớn hơn 20%, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt. báo cáo thuế TNDN

3.3 Thuế thu nhập cá nhân

  • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì tương tự thuế TNCN cũng vậy.
  • Nếu số thuế TNCN phải nộp lớn hơn 50 triệu/tháng thì doanh nghiệp phải kê khai thuế theo tháng.
  • Còn nếu số thuế TNCN phát sinh nhỏ hơn 50 triệu/tháng thì kê khai theo quý.
Một số vấn đề cần lưu ý khi nộp báo cáo thuế thu nhập cá nhân:
  • Nếu doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ khấu trừ thuế TNCN nào trong tháng hoặc trong quý thì không cần nộp tờ khai.
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải thực hiện báo cáo thuế thu nhập cá nhân dùng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo quý.
thuế TNCN

3.4 Tình hình sử dụng hóa đơn

Theo quy định, các doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý theo mẫu NC26-AC. Một số lưu ý về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
  • Tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp mới thành lập đều phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Ngoại trường trường hợp doanh nghiệp nằm trong diện rủi ro cao về thuế thì phải làm báo cáo theo tháng.
  • Doanh nghiệp vẫn phải bổ sung báo cáo nếu trong kỳ phát sinh bất kỳ hóa đơn nào.
  • Nếu doanh nghiệp mới thành lập và chưa có thông báo phát hành hoá đơn thì không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.tình hình sử dụng hóa đơn

4. Thủ tục hồ sơ cần báo cáo thuế theo tháng, quý

Một mẫu báo cáo thuế đầy đủ thì cần có những hồ sơ cần thiết nào và thời hạn nộp ra sao? Cùng AccNet tìm hiểu thủ tục hồ sơ cần cho một báo cáo nhé!
Các hồ sơ cần nộp Kê khai theo quý Kê khai theo tháng

Thời hạn nộp

Tờ khai thuế GTGT

X

X

  • Theo tháng: Muộn nhất vào ngày 20 của tháng sau.
  • Báo cáo thuế theo quý: Muộn nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.
Bảng kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ đầu vào

X

X

Tờ khai hiện nay không có bảng kê
Bảng kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ đầu ra

X

X

Tờ khai hiện nay không có bảng kê
Bảng kê khai phụ lục khác (nếu có)

X

X

Tờ khai hiện nay không có bảng kê
Tờ khai thuế TTĐB được

X

  • Muộn nhất vào ngày 20 của tháng sau.
  • Kê khai theo từng lần phát sinh: Hạn nộp trong vòng 10 ngày kể thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế.
Bảng kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ thuế tiêu thụ đặc biệt
Tờ khai thuế TTĐB được khấu trừ
Tờ khai thuế TNCN

X

X

  • Theo tháng: Muộn nhất là ngày 20 của tháng sau.
  • Theo quý: Muộn nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau.
Tờ khai quyết toán thuế TNCN năm Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm

X

X

Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Tình hình sử dụng hóa đơn

X

X

  • Theo tháng: Muộn nhất ngày 20 của ngày tháng sau
  • Theo quý: Muộn nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau

5. Các mức phạt nộp chậm tờ khai báo cáo thuế

Lỗi vi phạm

Mức nộp phạt

Chậm nộp TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
Chậm nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, thuế TTĐB Mức nộp phạt sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn nộp phạt:
  • Quá thời hạn từ từ 1 - 5 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ
  • Quá thời hạn từ từ 1-10 ngày: 700.000đ
  • Quá thời hạn từ 11-20 ngày: 1.400.000đ
  • Quá thời hạn từ 21-30 ngày: 2.100.000đ
  • Quá thời hạn từ 31-40 ngày: 2.800.000đ
  • Quá thời hạn từ 41-90 ngày: 3.500.000đ
  • Quá thời hạn trên 90 ngày nhưng không phát sinh thêm số thuế phải nộp: 3.500.000đ
Chậm nộp tờ khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Quá thời hạn từ 1 - 10 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ
  • Quá thời hạn từ 11 - 20 ngày: 2.000.000đ - 4.000.000đ
  • Quá thời hạn 20 hoặc không nộp: 4.000.000đ - 8.000.000đ
Trên đây là tất cả những thông tin về báo cáo thuế là gì, đối tượng và phương pháp kê khai, thủ tục kê khai thuế và thành phần của bản kê khai,... mà doanh nghiệp cần biết và hiểu rõ. Để được tư vấn thêm về báo cáo thuế điện tử hoặc lịch báo cáo thuế 2022, liên hệ ngay với AccNet.