Khai báo thuế doanh nghiệp là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước mỗi năm. Ngày nay, với sự cải tiến trong quy trình thực hiện, việc nộp thuế đã được triển khai qua hình thức điện tử và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Theo dõi bài viết của AccNet để tìm hiểu rõ về quy trình, thủ tục khai báo cho doanh nghiệp trong năm 2022 và đầu 2023 mới nhất.

1. Khai báo thuế doanh nghiệp là gì?

Khai báo thuế doanh nghiệp là hành vi người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế. 

Khi đó, người nộp thuế có nghĩa vụ và trách nhiệm kê khai đầy đủ và chính xác các nội dung theo mẫu mà Bộ tài chính đã quy định. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước tính chính xác, trung thực của thông tin đã kê khai.

khai báo thuế doanh nghiệp

2. Các thủ tục cần làm trước khi thực hiện khai báo thuế lần đầu tiên

Quá trình khai báo thuế doanh nghiệp cần trải qua nhiều giai đoạn và nhiều bước với từng cơ quan chính quyền khác nhau. Do đó, cần tuân theo một quy trình cụ thể, rõ ràng để đảm bảo mọi việc được thực hiện nhanh và tiết kiệm thời gian nhất.

khai báo thuế doanh nghiệp

Sau đây là 4 thủ tục mà doanh nghiệp bạn cần thực hiện khi kê khai thuế:

2.1 Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Việc đầu tiên, người nộp thuế cần mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Các tài liệu cần chuẩn bị theo yêu cầu như sau:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện trên pháp luật.
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán trong trường hợp công ty đã có kế toán

Lưu ý: Tất cả bản sao đều cần được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Bên cạnh đó, vì mỗi ngân hàng sẽ có thủ tục làm việc khác nhau nên doanh nghiệp cần liên lạc trước với ngân hàng để có thể chủ động chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.

2.2 Đăng ký và mua chữ ký số để khai báo thuế doanh nghiệp

Việc đăng ký và mua chữ ký số là một bước rất quan trọng trong thủ tục khai báo thuế doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay, hầu hết các chi cục thuế đều nhận và làm việc với hồ sơ khai thế và tiền thuế điện tử.

Hiện nay có khá nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số khác nhau với đa dạng mức giá. Bạn nên chọn đơn vị cung cấp chứng thư số có hỗ trợ kỹ thuật uy tín và tốt nhất. 

2.3 Kê khai, nộp thuế môn bài

Sau khi đã hoàn tất thủ tục mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số, doanh nghiệp cần kê khai và nộp thuế môn bài. Doanh nghiệp cần lưu ý nộp đúng thời hạn để tránh bị phạt, thời hạn muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động.

2.4 Lựa chọn hình thức kê khai, khai báo thuế doanh nghiệp

Khai báo thuế doanh nghiệp thường được thực hiện theo 2 hình thức phổ biến sau:

2.4.1 Hình thức kê khai thuế TNDN, hóa đơn, thuế GTGT

  • Thời gian khai báo thuế doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 hình thức kê khai thuế đó là trực tiếp và khấu trừ. Thông thường, sẽ có 2 kỳ kê khai thuế theo tháng hoặc theo quý nhưng đối với những doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải kê khai theo quý.

Thời gian trễ nhất để bạn nộp tờ khai thuế theo quý là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý sau. Chẳng hạn như, doanh nghiệp được thành lập vào ngày 27/8/2022 thì hạn nộp trễ nhất là ngày 30/10/2022.

  • Kê khai thuế gián tiếp

Để có thể lựa chọn được loại hóa đơn phù hợp, trước tiên bạn cần xác định phương pháp kê khai thuế phù hợp. Sau đó, liên hệ với đơn vị uy tín để có thể nhận hóa đơn điện tử. Khi có hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần thông báo phát hành hóa đơn để tránh trường hợp bị phạt.

  • Kê khai thuế trực tiếp

Với hình thức kê khai thuế theo hóa đơn bạn có thể lựa chọn phương pháp kê khai thuế trực tiếp. Khi đó, bạn cần lên chi cục thể quản lý để hoàn tất thủ tục mua hóa đơn bán hàng này.

Còn đối với hình thức thuế TNDN thì doanh nghiệp không cần nộp tờ khai. Bạn có thể dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tạm tính và đi nộp thuế.

2.4.2 Hình thức kế toán, khấu hao tài sản cố định

Để thực hiện khai báo thuế doanh nghiệp, đầu tiên, cần xác định quy mô của doanh nghiệp để từ đó chọn được chế độ kế toán phù hợp. Trong trường hợp, doanh nghiệp có quy mô cỡ vừa và nhỏ thì sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, còn doanh nghiệp lớn thì áp dụng theo thông tư 200.

Sau khi chọn được chế độ kế toán phù hợp, tiếp theo bạn cần đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Như thông tư 45/2013/TT-BTC đã quy định thì các doanh nghiệp phải tự quyết  định phương pháp và thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp trước khi bắt đầu thực hiện.

3. Thực hiện khai báo thuế doanh nghiệp hàng năm

Mỗi năm, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo và nộp thuế nhiều loại thuế cho chính phủ. Vậy đâu là những loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp?

3.1 Các loại thuế doanh nghiệp cần thực hiện khai báo trong năm

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp rất nhiều loại thuế. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp mỗi năm bao gồm:

  • Lệ phí môn bài
  • Thuế TNDN
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất, nhập khẩu

Doanh nghiệp cần phải nộp thuế đúng hạn để tránh gặp rủi ro trong kinh doanh và đối mặt với cơ quan pháp luật.

3.2 Khai báo thuế doanh nghiệp chi tiết 2022

Mỗi loại thuế sẽ có thời hạn cũng như đặc điểm riêng biệt, theo dõi bài viết của AccNet để hiểu rõ hơn về từng loại thuế.

khai báo thuế doanh nghiệp

3.2.1 Khai báo thuế môn bài

Thuế môn bài là một loại thuế bắt buộc hằng nằm mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đây là một số thông tin về loại thế trên mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Thời hạn nộp thuế môn bài 2022

  • Chậm nhất là ngày 30/01 hằng năm.
  • Trong trường hợp, doanh nghiệp mới hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở kinh doanh thì hạn nộp phí môn bài trễ nhất là ngày cuối của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

Mức nộp phí thuế môn bài

  • Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì mức nộp là 3.000.000 đồng/năm.
  • Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ/vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì mức nộp là 500.000 đồng/năm.
  • Đối với văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác thì mức nộp là 1.000.000 đồng/năm.

3.2.2 Khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời hạn nộp thuế TNDN 

  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý: Trễ nhất là ngày cuối cùng của tháng của quý tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế năm: Muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ thời điểm kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp có công thức như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) * (Thuế suất).

Trong đó, mức thuế suất dùng để tính thuế TNDN thông thường là 20%. Đối với các hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam thì mức thuế suất là từ 32% – 50%. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy phát triển một số ngành nghề nhất định, mức thuế suất của các ngành nghề đó có thể là 10%.

3.2.3 Kê khai thuế giá trị gia tăng

Thời hạn lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế

  • Thời hạn khai báo thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh.
  • Thời hạn khai báo thuế GTGT theo quý: Chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Các hình thức nộp hồ sơ

  • Nộp khai báo thuế doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan thuế.
  • Gửi qua đường bưu chính.
  • Nộp thông qua giao dịch điện tử (cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

3.2.4 Khai báo thuế thuế thu nhập cá nhân

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân

  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế đối với cá nhân quyết toán thuế trực tiếp: Chậm nhất là tháng thứ 4 từ ngày kết thúc năm dương lịch.
  • Đối với hộ và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán: Chậm nhất vào ngày 15/12 của năm trước.

Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định, tùy theo trường hợp chậm hoàn thành mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tối thiểu là 2 triệu đồng và mức tối đa là 25 triệu đồng. Do đó, doanh nghiệp và cá nhân cần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật để tránh hình phạt không đáng có.

3.2.5 Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

Thời hạn khai thuế

  • Đối với trường hợp kê khai theo tháng: Chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau.
  • Đối với từng lần phát sinh: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối tượng cần khai báo thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng sau đó lại bán trong nước mà không xuất khẩu.
  • Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chịu thuế thu nhập đặc biệt và bán hàng qua các đơn vị trực thuộc, đại lý hay bán hàng ký gửi.

4. Cách khai báo thuế doanh nghiệp online nhanh chóng

Việc triển khai và áp dụng phương pháp khai báo thuế trực tuyến thông qua Website Thuế điện tử đã giúp người nộp thuế tiết kiệm được phần lớn thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, thông qua thuế điện tử mà cơ quan thuế có thể quản lý hồ sơ một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Sau đây,  AccNet sẽ hướng dẫn chi tiết cách khai báo thuế doanh nghiệp online:

  • Bước 1: Đăng nhập vào Hệ thống Thuế điện tử của Tổng cục Thuế

Kết nối chữ ký số và máy tính.

Truy cập vào website thuedientu.gdt.gov.vn

Giao diện Web Thuế điện tử

Chọn Doanh nghiệp > Đăng nhập > nhập các thông tin tài khoản > nhấn nút Đăng nhập.

thông tin đăng nhập

  • Bước 2: Đăng ký tờ khai bạn cần nộp

Chọn mục Khai thuế > bấm chọn Đăng ký tờ khai > tiếp tục chọn Đăng ký thêm tờ khai.

Di chuột xuống và tìm tờ khai doanh nghiệp cần nộp. 

Tích vào ô vuông kế bên tên tờ khai cần nộp > chọn Tiếp tục > nhấp vào ô Chấp nhận.

  • Bước 3: Tải tờ khai XML lên hệ thống

Chọn Khai thuế > bấm chọn Nộp tờ khai XML

Bấm chọn mục Chọn tờ khai, sau đó tải tờ khai đã lưu trong máy tính lên hệ thống.

  • Bước 4: Nộp tờ khai

Chọn Ký điện tử > nhập Mã pin > sau đó tích chọn ô Nộp tờ khai.

nộp tờ khai báo thuế

  • Bước 5: Tra cứu kết quả

Để tra cứu kết quả khai báo thuế doanh nghiệp bạn hãy chọn mục Khai thuế > Tờ khai chọn tờ khai cần nghiên cứu.

Sau đó, chọn Tra cứu và kết quả tờ khai sẽ được hiện ra phía dưới ngay lập tức.

>>> Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:

Để việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi thì doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân theo các quy định của pháp luật về khai báo thuế doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết của AccNet, doanh nghiệp có thể hiểu rõ quy trình, thủ tục khai báo thuế và tránh được những sai sót hay tổn thất chi phí.

PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACCNET CLOUD 

Địa chỉ: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Quận Phú Nhuận

Hotline: 0901 555 063

Website: https://accnet.vn

Mail: accnet@lacviet.com.vn