Bạn đã từng nghe hay thắc mắc về hạch toán tiền chậm nộp thuế chưa? Và tại sao doanh nghiệp bạn phải hạch toán chậm nộp thuế. Hãy theo dõi bài viết này để làm rõ vấn đề trên và biết cách thực hiện theo đúng quy định.

1. Các trường hợp được xem là chậm nộp thuế theo quy định

Một số trường hợp phải hạch toán tiền chậm nộp thuế được quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019 như sau:

  • Người nộp thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện thiếu số tiền thuế phải nộp.
  • Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.

>>> Xem thêm: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

2. Mức phạt tiền chậm nộp thuế

Trước khi hạch toán tiền chậm nộp thuế thì cần phải nắm được mức phạt và thời gian tính tiền chậm nộp thuế. Theo Khoản 2 Điều 59 của Luật quản lý Thuế 2019 quy định về mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế như sau:

“Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”

Mức phạt tiền chậm nộp thuế

Sau khi nắm rõ các trường hợp cần phải hạch toán tiền chậm nộp thuế hay bị phạt chậm nộp thuế. Vậy số tiền phạt cho việc chậm nộp thuế là bao nhiêu, cách tính như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

2. Công thức tính tiền phạt chậm nộp thuế

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC thì số tiền phạt chậm nộp thuế được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Tức là,

Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x 0,03% x Số ngày chậm nộp thuế

Ví dụ: Công ty X nợ 70.000.000 tiền thuế GTGT, có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07/2020. Ngày 25/10/2020 kế toán Công ty X nộp số tiền thuế 70.000.000 vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp được tính từ ngày 31/07/2020 đến ngày 25/09/2020, thì số tiền phạt chậm nộp thuế như sau:

  • Tính số ngày chậm nộp:

Số ngày chậm nộp = (30/07 đến 31/07) + (01/08 đến 31/08) + (01/09 đến 25/09)

Số ngày chậm nộp = 1 + 31 + 25 = 57 (ngày)

  • Tính số tiền phạt chậm nộp:

Số tiền phạt chậm nộp thuế = 70.000.000 x 0,03% x 57 = 1,197,000 (đồng)

3. Hạch toán tiền chậm nộp thuế như thế nào?

Trong quá trình kinh doanh, vì một lý do nào đó doanh nghiệp bạn chưa đóng thuế và cơ quan thuế ra quyết định phạt doanh nghiệp chậm nộp thuế. Hãy tham khảo ngay cách hạch toán tiền chậm nộp thuế đúng quy định nhé.

>>> Tin hữu ích: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chi tiết mới nhất 2022

Hạch toán tiền chậm nộp thuế như thế nào?

3.1 Hạch toán tiền chậm nộp thuế chi tiết

  • Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:

Nợ TK 811: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm

Có TK 3339: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm

  • Khi nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế

Có TK 111, 112: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế

  • Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển tiền chậm nộp thuế:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác

3.2 Hạch toán tiền thuế truy thu thêm do chậm nộp thuế

  • Thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 3334: Thuế TNDN

  • Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3334: Tiền thuế TNDN phải nộp

Có TK 111, 112: Tiền thuế TNDN phải nộp

  • Thuế GTGT phải nộp bổ sung:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

thuế truy thu thêm

  • Thực hiện kết chuyển vào cuối kỳ kế toán:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác.

  • Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

>>> Tham khảo: Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì

3.3 Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán do chậm nộp thuế

  • Hạch toán truy thu thuế GTGT:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp

Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

  • Hạch toán truy thu thuế TNDN:

Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp

Có TK 3334: Khoản tiền thuế TNDN phải nộp

  • Hạch toán truy thu thuế TNCN:

(1) Khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:

Nợ TK 334: Khoản phải trả người lao động

Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp

(2) Do công ty phải trả:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp

Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp

Như vậy, AccNet đã chia sẻ kiến thức quan trọng và hướng dẫn cách hạch toán tiền chậm nộp thuế. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với chuyên viên kế toán và doanh nghiệp để thực hiện đúng luật khi bị phạt chậm nộp thuế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại dưới bình luận, đội ngũ Accnet luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>>> Xem thêm bài viết hay:

PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACCNET CLOUD

Địa chỉ: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Quận Phú Nhuận

Hotline: 0901 555 063

Website: https://accnet.vn

Mail: accnet@lacviet.com.vn