Bảng tính thuế thu nhập cá nhân được các kế toán viên sử dụng khá thường xuyên trong các nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Để biết được bảng tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết và những quy định liên quan, theo dõi bài viết sau đây của AccNet nhé.
1. Khái niệm về bảng tính thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế được trích từ tiền công, tiền lương và các khoản thu khác của một cá nhân cụ thể để đóng góp vào ngân sách của chính phủ.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân là khoản tỷ lệ % các cá nhân cần nộp. Tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào khoảng lương của các cá nhân chịu thuế.
Bảng tính thuế thu nhập cá nhân là bảng tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến thuế suất, các bậc thuế, mức thu nhập phải đóng thuế theo tháng, năm. Theo đó, những đối tượng nào có thu nhập thuộc vào bảng này sẽ tiến hành nộp thuế theo mức thuế suất quy định.
Các cá nhân thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân góp phần tạo ra nguồn thu, gia tăng ngân sách của nhà nước để phục vụ cho xã hội. Điều này cũng giúp đảm bảo được công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo.
Bằng phương pháp nộp thuế, các cá nhân đã giúp cơ quan nhà nước ngăn chặn được các hành vi sai phạm tạo ra các nguồn thu bất hợp pháp như buôn lậu, hàng cấm, hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt.
2. Bảng tính thuế thu nhập cá nhân 2022 chi tiết
Tại Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thuế nhập cá nhân với người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên bao gồm 7 bậc như sau:
2.1 Bảng tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
2.2 Bảng tính thuế suất thuế thu nhập cá nhân rút gọn
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
Cách 1 |
Cách 2 |
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 tr + 5% TNTT (thu nhập tính thuế) |
5% TNTT |
2 |
Trên 5tr đến 10tr |
10% |
0,25 tr + 10% TNTT trên 5 tr |
10% TNTT - 0,25 tr |
3 |
Trên 10tr đến 18tr |
15% |
0,75 tr + 15% TNTT trên 10 tr |
15% TNTT - 0,75 tr |
4 |
Trên 18tr đến 32tr |
20% |
1,95 tr + 20% TNTT trên 18 tr |
20% TNTT - 1,65 tr |
5 |
Trên 32TR đến 52tr |
25% |
4,75 tr + 25% TNTT trên 32tr |
25% TNTT - 3,25 tr |
6 |
Trên 52 tr đến 80tr |
30% |
9,75 tr + 30% TNTT trên 52 tr |
30 % TNTT - 5,85 tr |
7 |
Trên 80tr |
35% |
18,15tr + 35% TNTT trên 80 tr |
35% TNTT - 9,85 tr |
2.3 Bảng tính thuế thu nhập cá nhân cho nhiều trường hợp
Thu nhập tính thuế |
Thuế suất (%) |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
5 |
Thu nhập từ trúng thưởng |
10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân |
0,1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
2 |
>>> Xem ngay: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022
3. Quy định liên quan về bảng tính thuế thu nhập cá nhân
Sau khi đã biết được bảng tính thuế thu nhập cá nhân, các kế toán viên cần nắm rõ những quy định liên quan về loại thu nhập phải chịu thuế, các khoản giảm trừ bên dưới đây nhé.
3.1 Quy định về loại thu nhập chịu thuế
Các loại thu nhập chịu thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tương tự, nhận được dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Các khoản trợ cấp phụ cấp phải chịu thuế:
Trợ cấp hàng tháng hoặc một lần với đối tượng ưu đãi người có công, tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc.
Phụ cấp làm việc trong môi trường hóa chất nguy hiểm độc hại
Phụ cấp về quốc phòng an ninh
Phụ cấp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất việc, phục hồi sau sinh,…
- Các khoản tiền thù lao như môi giới, hoa hồng, nhuận bút, giảng dạy, đề tài nghiên cứu, hoạt động thể thao, biểu diễn, hoạt động quảng cáo.
- Các khoản thu nhập từ người dùng trả như: Tiền nhà, điện nước, dịch vụ đi kèm, phí hội viên,…
- Các khoản tiền thường dưới mọi hình thức.
Trên đây bạn đã biết các quy định về loại thu nhập chịu thuế trong
bảng tính thuế thu nhập cá nhân, đối với các khoản được giảm trừ thì có những quy định gì? Theo dõi phần tiếp theo nhé.
3.2 Quy định các khoản được giảm trừ
Người lao động nộp thuế sẽ được giảm trừ nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC sau: Giảm trừ gia cảnh, quỹ hưu trí, tiền đóng bảo hiểm, khoản tiền từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
3.3 Những đối tượng nào cần nộp thuế thu nhập cá nhân?
Việc tìm hiểu đối tượng nộp thuế không chỉ giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật mà còn giúp các cá nhân có thu nhập chịu thuế biết được và thực hiện nghĩa vụ cả bản thân. Dưới đây là những đối tượng cần nộp thuế theo luật định:
- Cá nhân cư trú: Các cá nhân có sinh sống tại Việt Nam trong 12 tháng liên tục hoặc từ 183 ngày trở lên có đăng ký thường trú và thuê nhà dài hạn tại Việt Nam.
- Các cá nhân không cư trú: Cá nhân không thuộc trường hợp trên nhưng có thu nhập phát sinh chịu thuế tại Việt Nam.
Với những cá nhân có thu nhập phải nộp thuế từ tiền lương tiền công có thể trực tiếp nộp thuế hoặc ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán.
Hy vọng những thông tin về bảng tính thuế thu nhập cá nhân trong bài viết giúp các cá nhân, doanh nghiệp nắm vững được các luật định và thực hiện đúng nhất. AccNet hy vọng các kiến thức được cập nhật đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
>>> Có thể bạn muốn biết:
Chủ đề: