Nộp lệ phí thuế môn bài là trách nhiệm bắt buộc của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hay thậm chí là hộ kinh doanh, cá nhân. Để tuân thủ đúng các quy định về thuế của nhà nước, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện quy trình hạch toán thuế đầy đủ. Vậy hạch toán thuế môn bài là gì? Cách hạch toán theo luật định như thế nào? Cùng AccNet tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé.
1. Hạch toán thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài là loại thuế bắt buộc các doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp mỗi năm được căn cứ dựa trên vốn điều lệ kê khai trên giấy phép kinh doanh. Đây là một khoản thuế phải nộp làm biến động “nợ có”, do vậy, doanh nghiệp cần thực hiện nghiệp vụ hạch toán cho khoản thuế này.
Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán thực hiện áp dụng cho TK 3338 và TK 3339 được quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC.
TK 3338 phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp hoặc còn thiếu về thuế bảo vệ môi trường, thuế môn bài và các loại thuế khác. Cụ thể,
- TK 33381: phản ánh số thuế phải nộp, chưa nộp và còn phải nộp.
- TK 33382: Phản ánh số thuế phải nộp khác như thuế môn bài, thuế nộp thay cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Mặt khác, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài được đổi tên thành lệ phí môn bài và được phản ánh tại TK 3339. Do đó, để thực hiện hạch toán, kế toán viên có thể sử dụng TK 3338 hoặc TK 3339.
2. Hạch toán thuế môn bài áp dụng như thế nào?
Việc hạch toán và nộp loại thuế này sẽ tùy vào trường hợp của mỗi doanh nghiệp là mới hay hoạt động lâu năm.
2.1 Trường hợp là doanh nghiệp mới
Doanh nghiệp mới thành lập sẽ hạch toán như sau:
Làm tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới thành lập:
- Nợ 624: Chi phí quản lý doanh nghiệp (sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Với doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133 thì phản ánh vào tài khoản 6422)
- Có 3338/3339: Lệ phí môn bài cần nộp
Lưu ý: Thuế môn bài thường được miễn vào năm đầu tiên thành lập và bắt đầu nộp từ năm thứ 2. Do đó, hạch toán thuế môn bài sẽ áp dụng vào năm thực hiện nộp thuế này.
2.2 Doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm
Doanh nghiệp đã, đang hoạt động sẽ không cần làm tờ khai lệ phí môn bài và phải tự xác định mức phí cần phải nộp hàng năm.
Đầu năm tài chính sẽ hạch toán lệ phí môn bài:
- Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Có 3338/3339: Lệ phí môn bài
Khi nộp tiền sẽ hạch toán như sau;
- Nợ 3338/3339: Lệ phí môn bài phải nộp
- Có 112/111: Số tiền thực tế phải nộp.
3. Cách hạch toán thuế môn bài phải nộp chi tiết
Có nhiều trường hợp cụ thể như nộp tờ khai, nộp thuế môn bài hay tiền phạt nộp chậm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, kế toán viên sẽ phải hạch toán số TK khác nhau.
3.1 Hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai
Doanh nghiệp sử dụng bảng tài khoản theo thông tư 133
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3338: Các loại thuế khác
Doanh nghiệp sử dụng tài khoản theo thông tư 200
Nợ TK 6425: Thuế, lệ phí
Có TK 3338: Các loại thuế khác
>>> Đọc ngay: |
3.2 Cách hạch toán khi nộp tiền
Trường hợp Doanh nghiệp nộp tiền đúng thời hạn sẽ hạch toán như sau:
- Nợ TK 3338
- Có TK 111/112
Áp dụng cho cả hai trường hợp theo Thông tư 133 và 200
3.3 Hạch toán khi phạt nộp chậm
Doanh nghiệp trễ hạn và nộp chậm sẽ nhận được Quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Lúc này các bước hạch toán thuế môn bài như sau:
Nhận được quyết định xử phạt:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp
Tiến hành nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và khoản phải nộp
Có TK 111/112
Kết chuyển cuối kỳ
Nợ TK 911
Có TK 811
Như vậy, nghiệp vụ hạch toán thuế môn bài đã được AccNet cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết. Các kế toán viên cần lưu ý tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan như mức phí, cách thức nộp tờ khai cho từng trường hợp để đảm bảo quá trình kế toán được chính xác nhất theo luật quy định. Hy vọng bài viết đem đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc.
>>> Xem thêm: |