Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán là một lợi ích giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể khi thực hiện thanh toán sớm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ cách hạch toán chính xác khoản chiết khấu này. Bài viết sau Accnet sẽ giúp bạn hiểu rõ chiết khấu thanh toán là gì? và hướng dẫn chi tiết các bước hạch toán, giúp quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả hơn.
Khám phá thêm các bài viết liên quan đến chủ đề này:
|
1. Chiết khấu thanh toán mua hàng là gì?
Chiết khấu thanh toán mua hàng là một khoản giảm trừ mà người bán giảm trừ cho người mua nếu việc thanh toán được thực hiện sớm hơn so với thời hạn quy định.
Đây là một hình thức khuyến khích thanh toán nhanh trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán thường được tính theo phần trăm trên tổng giá trị đơn hàng và được thỏa thuận trước giữa hai bên trong hợp đồng hoặc điều khoản mua bán.
2. Cách hạch toán mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán
Hạch toán chiết khấu thanh toán khi mua hàng là quá trình ghi nhận chiết khấu mà doanh nghiệp nhận được khi thanh toán sớm hơn thời hạn đã thỏa thuận với nhà cung cấp. Việc hạch toán này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chi phí mua hàng và tối ưu hóa dòng tiền.
Cách hạch toán mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán
Khi doanh nghiệp nhận được chiết khấu thanh toán, số tiền chiết khấu này sẽ được ghi nhận vào tài khoản thu nhập tài chính (Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính).
Căn cứ vào phiếu thu nếu bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán thì khoản chiết khấu được nhận sẽ ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, định khoản:
- Nợ TK 331: Phải trả cho người bán, nếu giảm trừ công nợ
- Nợ TK 111, TK 112: Trả tiền khi mua hàng, nếu nhận tiền chuyển khoản hoặc tiền mặt.
- Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Việc hạch toán mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán chính xác không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý mà còn tạo điều kiện cho việc theo dõi dòng tiền và quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Ví dụ minh họa
Giả sử, doanh nghiệp A mua hàng từ nhà cung cấp B với tổng giá trị đơn hàng là 100 triệu đồng. Theo thỏa thuận, nếu thanh toán trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2%. Sau khi doanh nghiệp A thanh toán trong thời gian quy định, số tiền chiết khấu được hưởng là:
Chiết khấu thanh toán = 100 triệu đồng x 2% = 2 triệu đồng
Như vậy, doanh nghiệp A chỉ cần thanh toán 98 triệu đồng và số tiền chiết khấu 2 triệu đồng sẽ được ghi nhận vào tài khoản thu nhập tài chính. Cụ thể, hạch toán như sau:
Khi nhận chiết khấu:
- Nợ TK 331: 2 triệu đồng
- Có TK 515: 2 triệu đồng
Khi thanh toán tiền hàng:
- Nợ TK 331: 98 triệu đồng
- Có TK 112: 98 triệu đồng
3. Quy định pháp lý chiết khấu thanh toán mua hàng
Các quy định pháp lý mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán doanh nghiệp cần lưu ý:
Chiết khấu thanh toán không cần xuất hóa đơn cho bên mua hàng
Mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán là giao dịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ, do đó không cần lập hóa đơn cho bên mua. Khoản chiết khấu này chỉ là một phần chi phí tài chính mà bên bán đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chỉ cần lập phiếu thu khi nhận khoản chiết khấu và phiếu chi khi chi khoản chiết khấu này, không cần ghi trên hóa đơn.
Khoản chiết khấu thanh toán được trừ khi tính thuế TNDN
Chiết khấu thanh toán được coi là khoản chi phí tài chính, và nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ khoản này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều kiện bao gồm:
- Khoản chi thực tế phát sinh và liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.
- Thanh toán qua phương thức không dùng tiền mặt với khoản chi trên 20 triệu đồng (nếu có).
Để mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán là chi phí hợp lệ, bên bán cần có hợp đồng bán hàng với các điều khoản chi tiết về chiết khấu thanh toán và chứng từ thanh toán chiết khấu hợp lệ.
Đối với bên mua thì chiết khấu thanh toán vẫn được tính vào thu nhập chịu thuế. Chiết khấu thanh toán mà bên mua nhận vẫn được tính vào thu nhập chịu thuế. Căn cứ tại Khoản 15 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, chiết khấu thanh toán của bên mua sẽ được đưa vào thu nhập chịu thuế.
Quy định khi chi trả chiết khấu thanh toán cho cá nhân
- Trường hợp cá nhân kinh doanh nhận chiết khấu thanh toán, khoản này thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo Công văn 1162/TCT-TNCN năm 2016, công ty chi trả phải khai và nộp thuế thay cho cá nhân nhận chiết khấu.
- Phụ lục I, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định chi tiết mức thuế suất TNCN cho khoản chiết khấu thanh toán là 0.5%.
- Nếu cá nhân nhận chiết khấu không phải là cá nhân kinh doanh mà chỉ mua hàng hóa để tiêu dùng, khoản chiết khấu thanh toán không phải
4. Lưu ý khi mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán
Trong quá trình mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo việc hạch toán chính xác, đồng thời tránh các sai sót ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như tính tuân thủ pháp luật.
Thời điểm ghi nhận chiết khấu mua hàng
Thời điểm ghi nhận chiết khấu thanh toán là yếu tố quan trọng trong kế toán và quản lý tài chính. Chiết khấu thanh toán chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán đúng hạn hoặc trước thời hạn thỏa thuận với nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là:
Nếu doanh nghiệp thanh toán sớm và đủ điều kiện hưởng chiết khấu, khoản chiết khấu sẽ được ghi nhận vào Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính vào thời điểm phát sinh thanh toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán sau thời hạn chiết khấu, thì không được ghi nhận khoản chiết khấu này.
Do đó, việc theo dõi kỹ lưỡng thời gian thanh toán, lập kế hoạch tài chính hợp lý là rất quan trọng để tối ưu hóa chi phí và tránh mất cơ hội nhận chiết khấu.
Xử lý trường hợp không được hưởng chiết khấu mua hàng
Trong thực tế, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể nhận được chiết khấu thanh toán dù đã có thỏa thuận trước. Một số lý do khiến doanh nghiệp không được hưởng chiết khấu bao gồm:
- Thanh toán trễ hạn: Nếu doanh nghiệp thanh toán sau thời hạn quy định, khoản chiết khấu thanh toán sẽ không còn hiệu lực. Doanh nghiệp cần hạch toán toàn bộ số tiền phải trả mà không trừ chiết khấu.
- Không đáp ứng đủ điều kiện thanh toán: Điều kiện thanh toán để nhận chiết khấu có thể liên quan đến việc thanh toán đủ số tiền hoặc tuân thủ theo các điều khoản hợp đồng khác. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện này, doanh nghiệp cũng không được hưởng chiết khấu.
- Sự thay đổi trong hợp đồng: Trong một số trường hợp, các thỏa thuận chiết khấu có thể thay đổi do điều kiện thị trường hoặc mối quan hệ thương mại, dẫn đến việc doanh nghiệp không được hưởng chiết khấu như ban đầu. Khi đó, cần điều chỉnh lại sổ sách kế toán phù hợp.
Trong trường hợp không nhận được chiết khấu, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại Tài khoản 331 (Phải trả cho người bán) và ghi nhận số tiền thực tế phải thanh toán, đảm bảo phản ánh đúng bản chất giao dịch.
Xem các bài viết liên quan về chủ đề hạch toán mua hàng: |
Việc nắm rõ cách hạch toán mua hàng được hưởng chiết khấu thanh toán không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà còn đảm bảo tính chính xác trong quản lý tài chính. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết từ Accnet trong bài viết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kế toán này một cách dễ dàng, giúp nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền doanh nghiệp.
Quản lý hạch toán chiết khấu thanh toán khi mua hàng luôn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Những thách thức thường gặp bao gồm việc bỏ lỡ thời hạn thanh toán, dẫn đến mất cơ hội hưởng chiết khấu; sai sót trong hạch toán, gây nhầm lẫn giữa giá trị chiết khấu, khoản thanh toán thực tế; thiếu công cụ quản lý phù hợp, khiến việc đối chiếu, phân tích chi phí trở nên phức tạp. Để giải quyết triệt để những khó khăn này, Phần mềm quản lý nguồn cung Accnet Mua hàng chính là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các khoản chiết khấu. Tìm hiểu ngay hôm nay!
PHẦN MỀM ACCNET MUA HÀNG
Phần mềm Accnet Mua hàng mang đến giải pháp hiện đại, giúp tự động hóa quy trình mua sắm, tăng cường sự minh bạch và nâng cao hiệu suất làm việc.
Lợi ích nổi bật:
- Theo dõi thông tin, lịch sử giao dịch
- Đánh giá hiệu suất của từng nhà cung cấp
- Lập yêu cầu, phê duyệt đến đặt hàng nhanh chóng
- Theo dõi và đối chiếu chi phí theo từng đơn hàng, tuân thủ ngân sách
- Đồng bộ với hệ thống kế toán, kho, bán hàng
- Luồng thông tin luôn thống nhất.
- Cung cấp báo cáo mua hàng trực quan
- Hỗ trợ phân tích chi phí và tối ưu quy trình
Phần mềm Accnet Mua hàng – công cụ tối ưu giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, tăng cường hiệu quả vận hành. Trải nghiệm phần mềm ngay hôm nay!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
- 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
- 📧 Email: info@lacviet.com.vn
- 🌐 Website: https://accnet.vn/
Chủ đề: