Quyết toán thuế doanh nghiệp hay thuế TNDN là quy trình bắt buộc mà các công ty kinh doanh cần thực hiện vào cuối mỗi năm. Đây là nghiệp vụ kế toán quan trọng mà các kế toán trưởng hoặc kế toán viên cần nắm vững. Cùng theo dõi bài viết để nắm được các kiến thức, quy trình, thủ tục thực hiện quyết toán thuế cho năm 2022 được Accnet cập nhật mới nhất này nhé.
1. Quyết toán thuế Doanh nghiệp là gì?
Trước khi đến với các bước thực hiện quyết toán thuế, doanh nghiệp hoặc kế toán cần nắm vững những khái niệm và kiến thức cơ bản sau đây.
1.1 Khái niệm
Quy trình uyết toán thuế doanh nghiệp là nghiệp vụ kế toán thực hiện kê khai tất cả các loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ có tính thuế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết toán thuế được thực hiện trong 2 trường hợp sau:
- Doanh nghiệp thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm kinh doanh.
- Doanh nghiệp ngừng các hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện cơ cấu lại loại hình, lĩnh vực kinh doanh, thay đổi chủ sở hữu.
Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế sẽ tiến hành lập tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
1.2 Đối tượng cần thực hiện
Những đối tượng Doanh nghiệp sau đây sẽ phải thực hiện quyết toán theo quy định của nhà nước:
- Doanh nghiệp thành lập tại lãnh thổ Việt Nam, theo luật định của Việt Nam.
- Doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở hoặc không có trụ sở tại Việt Nam.
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động theo luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp có hình thức hợp tác xã.
- Các tổ chức khác có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
>>> Tìm hiểu các bài viết cùng chủ đề:
|
2. Quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp 2022 bao gồm những thủ tục nào?
Nghiệp vụ quyết toán thuế Doanh nghiệp cần được thực hiện theo quy trình và tuần tự chuyên nghiệp để đảm bảo sự chính xác và tuân thủ đúng luật quy định. Các kế toán viên các thực hiện theo quy trình thủ tục như sau:
2.1 Lên danh sách các loại thuế cần kê khai
Những loại thuế cần kê khai khi thực hiện quyết toán:
- Thuế giá trị gia tăng hay thuế VAT: kiểm tra hóa đơn theo báo cáo thuế, kiểm tra con dấu, chữ ký trong hóa đơn. Các loại hóa đơn có vấn đề cần sao y và lập bảng kê riêng. Những hóa đơn mất bản gốc cần có công văn báo mất hóa đơn. Hóa đơn đầu ra đã hủy cần kèm theo biên bản hủy hóa đơn. Hóa đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu cần kèm theo bản sao chứng từ thanh toán.
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp: bao gồm các loại sổ sách kế toán, tài liệu về kế toán của công ty như: sổ sách kế toán, chứng từ về phiếu chi, thu, nhập, xuất; bảng giá thành dịch vụ hàng hóa, tài liệu về tài sản cố định, hợp đồng mua bán, hồ sơ ngân hàng; Tài liệu về khấu hao, lương; biên bản hủy hàng, phân bổ chi phí, doanh thu; biên bản kiểm kê kho, quỹ, …
- Thuế thu nhập cá nhân: hợp đồng lao động, bảng lương, chứng từ thanh toán lương, thẻ nhân viên, biên lai khấu trừ thuế, tài liệu liên quan về giảm trừ gia cảnh, …
2.2 Quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ, biểu mẫu gì?
Sau khi lập danh sách và tính các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế thu nhập cá nhân. Kế toán viên cần chuẩn bị các loại biểu mẫu sau:
TH1: Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
- Trường hợp doanh nghiệp xác định theo phương pháp doanh thu – chi phí
Lập tờ khai quyết toán thuế doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN, các phụ lục ban hành theo thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Trường hợp doanh nghiệp xác định thu nhập theo phương pháp tỷ lệ doanh thu
Kế toán viên lập tờ khai thuế theo mẫu 04/TNDN tại Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Bên cạnh đó, kế toán viên cũng cần chuẩn bị các biểu mẫu hồ sơ sau:
- Phụ lục thuế TNDN được giảm trừ theo quy định tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP.
- Tờ khai giao dịch liên kết theo mẫu 03-7/TNDN
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo được tính tại thời điểm chấm dứt hoạt động/hợp đồng/chuyển đổi loại hình hoặc tái tổ chức công ty.
- Phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu 03-1A/TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ; Mẫu 03-1B/TNDN đối với doanh nghiệp là ngân hàng, tín dụng; Mẫu 03-1C/TNDN đối với công ty chứng khoán, quản lý quỹ.
- Phục lục ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Mẫu 03-3A/TNDN đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới, chuyển địa địa điểm từ dự án đầu tư; Mẫu 03-3B/TNDN đối với đầu tư mở rộng; Mẫu 03-3C/TNDN đối với doanh nghiệp có lao động là dân tộc thiểu số; lao động nữ chiếm 50% số lao động (từ 10 – 100 lao động nữ).
- Phục lục về chuyển lỗ theo mẫu 03-2/TNDN.
- Phụ lục báo cáo sử dụng quỹ khoa học công nghệ theo mẫu số 03-6/TNDN
- Phụ lục thuế TNDN nộp tại nước ngoài có thu nhập ngoài nước được trừ theo mẫu 03-4/TNDN
- Phụ lục thuế TNDN từ chuyển giao bất động sản theo mẫu 03-5/TNDN.
TH2: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xuất dầu thô, khí thiên nhiên
- Sử dụng mẫu số 02/TNDN-DK
- Mẫu số 01/PL-DK: Phụ lục nghĩa vụ thuế của các nhà thầu
- Báo cáo tài chính năm hoặc tại thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí.
TH3: Doanh nghiệp nhà thầu nước ngoài
- Chứng nhận cư trú hợp pháp trong năm quyết toán
- Xác nhận của các bên liên quan trong ký kết hợp đồng.
- Tờ khai quyết toán thuế doanh nghiệp theo mẫu 03-TNDN.
- Hồ sơ giảm trừ thuế theo quy định.
2.3 Cách làm tờ khai theo quy định về quyết toán thuế doanh nghiệp – TNDN 2022
Mẫu tờ khai quyết toán thuế
- Tải mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại đây
- Điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai
2.4 Thời hạn nộp quyết toán thuế
Thời hạn nộp quyết toán thuế doanh nghiệp theo quy định muộn nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế. Cụ thể là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Do đó, thời hạn nộp quyết toán thuế doanh nghiệp của năm 2022 là ngày 31/03/2023.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp có trường hợp đặc biệt sẽ có thời hạn nộp thuế như sau:
- Doanh nghiệp gặp tai nạn bất ngờ có thể xin gia hạn, thời gian gia hạn không quá sau 60 kể từ ngày hết hạn.
- Doanh nghiệp thuộc trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển chủ sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh thì gian hạn là ngày thứ 45 kể từ khi có quyết định của cơ quan thuế.
2.5 Nộp mẫu tờ khai theo quy định về quyết toán thuế doanh nghiệp ở đâu?
Năm 2022, Doanh nghiệp có 3 hình thức nộp hồ sơ quyết toán thuế doanh nghiệp như sau:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Doanh nghiệp đăng ký tại nơi có trụ sở chính sẽ nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Nộp hồ sơ quyết toán thuế qua bưu điện: Cơ quan thuế sẽ ghi nhận ngày nộp là ngày nhận được hồ sơ.
- Nộp qua cổng thông tin website của cơ quan thuế: thực hiện theo trình tự tiếp nhận – kiểm tra – chấp nhận hồ sơ.
3. Quy định về quyết toán thuế doanh nghiệp nộp chậm phải chịu mức phạt bao nhiêu?
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nộp đúng thời hạn, tùy vào mức thời gian nộp chậm sẽ có các mức phạt tiền như sau:
- Phạt cảnh cáo: Từ 1 – 5 ngày kèm theo tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt từ 400.000 VNĐ – 1 triệu VNĐ: Nộp chậm từ 1 – 10 ngày đầu tiên.
- 800.000 VNĐ – 2 triệu VNĐ: Nộp chậm từ 10 – 20 ngày
- 1.200.000 – 3.000.000 VNĐ: Chậm từ 20 – 30 ngày
- 1.600.000 – 4.000.000 VNĐ: Chậm từ 30 – 40 ngày
- 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ: Chậm hơn 40 ngày
Những thông tin, kiến thức về quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp năm 2022 đã được phần mềm kế toán Accnet cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết giúp các doanh nghiệp, kế toán viên thực hiện đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn cho kỳ quyết toán năm 2022 nhé.