LV eInvoice

Thông tư 78 về hóa đơn điện tử được Bộ Tài Chính ban hành vào ngày 17/9/2021 với nhiều nội dung quan trọng về việc sử dụng hóa đơn trên nền tảng điện tử. Bài viết hôm nay, AccNet sẽ tổng hợp những nội dung quan trọng nhất cũng như lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo thông tư 78 được ban hành trong thông tư này.

1. Nội dung Thông tư 78 về hóa đơn điện tử (Cập nhật mới nhất năm 2024)

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử đã được ban hành và ứng dụng trên nhiều Tỉnh thành trong giai đoạn 1 vào ngày 21/11/2021.

  • Ngày 24/2/2022, Tổng cục thuế đã ban hành Quyết định áp dụng giai đoạn 2 cho 57 tỉnh thành vào tháng 4/2022.
  • Trong sáng ngày 21/4, Tổng cục thuế đã công bộ hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc.

Dưới đây là những thông tin quan trọng mới nhất đáng lưu ý về hóa đơn điện tử theo Thông tư 78:

1.1. Quy định ký hiệu số hiệu

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ký hiệu mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử như sau:

Ký hiệu hóa đơn điện tử

Thông tư 78 2021 về hóa đơn điện tử quy định ký hiệu hóa đơn điện tử là 6 nhóm ký tự biểu thị loại hóa đơn có mã và không mã của cơ quan thuế.

  • Ký tự đầu: C hoặc K tương ứng với hóa đơn có mã và không mã của cơ quan thuế.
  • Hai chữ số Ả Rập tiếp theo thể hiện năm lập hóa đơn điện tử
  • Một ký hiệu tiếp theo (T,D,L,M,N,B,G,H) biểu thị loại hóa đơn điện tử sử dụng
  • Hai kí hiệu cuối do người bán tự xác định theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử

Các ký hiệu mẫu số là số tự nhiên có một chữ số từ 1 đến 6:

  • Số 1: Biểu thị hóa đơn điện tử giá trị gia tăng
  • Số 2: Biểu thị hóa đơn bán hàng
  • Số 3: Biểu thị hóa đơn điện tử bán tài sản công
  • Số 4: Biểu thị hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia
  • Số 5: Biểu thị tem điện tử, vé, thẻ, phiếu thu và chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
  • Số 6: Phiếu xuất kho điện tử gửi bán đại lý, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Thông tư 78 về hóa đơn điện tử

1.2. Quy định hủy hóa đơn điện tử đã lập theo thông tư 78

Theo Điều 15 Nghị định 123 đã quy định: Thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định, Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh gia đình phải ngưng sử dụng các hóa đơn điện tử đã phát hành theo quyết định cũ. Tiến hành tiêu hủy hóa đơn giấy đã phát hành nhưng không sử dụng.

Các quy trình hủy hóa đơn sẽ thực hiện theo Điều 27 của Nghị định này.

Thông tư 78 về hóa đơn điện tử

1.3. Quy định ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Quy định tại Điều 3 Thông tư 78 2021 về hóa đơn điện tử, cho phép người bán ủy nhiệm bên thứ 3 đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử.

Hóa đơn ủy nhiệm cần có: Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm đúng với thực tế phát sinh.

Các thủ tục thực hiện việc ủy nhiệm phải được lập bằng hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận có các nội dung như: hóa đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời gian, phương thức thanh toán ủy nhiệm.

Thông tư 78 về hóa đơn điện tử

1.4. Quy định dữ liệu hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Theo Điều 22 tại Nghị định 123 quy định: Người bán có trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 có mã của cơ quan thuế.

  • Các dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập nhưng không có mã của cơ quan thuế sẽ chuyển trực tiếp hoặc qua Công ty dịch vụ về cơ quan thuế.
  • Sử dụng tên và mật khẩu tài khoản cho cơ quan thuế cung cấp
  • Lập hóa đơn điện tử cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp.

Trong trường hợp hóa đơn bị lập sai, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

1.5. Quy định hình thức áp dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp

Hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được Doanh nghiệp áp dụng tùy vào quy định của cơ quan thuế trên địa bàn, được thông báo bằng văn bản theo Điều 91 luật quản lý thuế 2019.

Quy định hình thức áp dụng hóa đơn điện tử

1.6. Quy định thời gian chuyển đổi hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Để thực hiện lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo từ cơ quan thuế về các hình thức hóa đơn cụ thể có mã hoặc không có mã từ ngày 1/04/2022 đến ngày 30/06/2022.

Thời gian triển khai chuyển đổi sang hóa đơn điện tử được áp dụng từ 1/04/2022 theo Điều 1 Quyết định số 206/QĐ-BTC ban hành ngày 24/02/2022.

Quy định thời gian chuyển đổi hóa đơn điện tử

1.7. Quy định đối tượng thực hiện hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Đối tượng thực hiện phát hành hóa đơn theo Thông tư 78 2021 về hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư 32 nhưng chưa sử dụng cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để được hỗ trợ nhanh nhất về việc chuyển đổi mẫu hóa đơn sang dạng chuẩn theo thông tư 78. Bên cạnh đó, thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT gửi đến Tổng Cục Thuế.
  • Doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn điện tử cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Tổng Cục Thuế theo mẫu 01 như trên và  liên hệ với các dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử theo chuẩn của Thông tư 78.

Quy định đối tượng thực hiện hóa đơn điện tử

1.8. Quy định thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng

Theo Thông tư 78 quy định về ngày thực hiện hóa đơn điện tử với dịch vụ ngân hàng:

  • Thực hiện định kỳ giữa 2 bên kèm theo bảng kê khai hoặc các chứng từ có xác nhận của 2 bên giao dịch.
  • Ngày chậm nhất hoàn thành là ngày cuối cùng của tháng có phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ.
  • Thời điểm được xác định lập hóa đơn điện tử chậm nhất không được quá ngày 10 của tháng, sau tháng phát sinh. 

Quy định thời điểm lập hóa đơn dịch vụ ngân hàng

1.9. Quy định xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi đã gửi cơ quan thuế

  • Thời gian chậm nhất cho người lập hóa điện tử thông báo những về việc điều chỉnh cho hóa đơn theo thông tư 78 là vào ngày cuối cùng của kỳ thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
  • Nếu hóa đơn điện tử bị sai sót thì thì người lập hóa đơn điện tử có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và thay thế. Nếu tiếp tục sai sót sẽ xử lý theo hình thức sai sót lần đầu.
  • Nếu người lập hóa đơn muốn bổ sung dữ liệu hóa đơn điện tử bị thiếu sau khi đã chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế thì cần gửi lại bản tổng hợp bổ sung lại cho cơ quan thuế. 
  • Theo Thông tư 78 về hóa đơn điện tử, trong trường hợp phát sinh việc hủy hay chấm dứt các hợp đồng nhưng người bán lập hóa đơn đã thu tiền, thì người bán có quyền hủy hóa đơn đã lập và thông báo về việc hủy đơn.
  • Còn với các trường hợp hóa đơn điện tử được lập theo Thông tư 78/2021/TT-BTC nhưng không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn khi số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ có quyền điều chỉnh mà không được hủy hay thay thế theo đúng thông tư hóa đơn điện tử. 

Quy định xử lý hóa đơn điện tử sai sót

1.10. Quy định hóa đơn điện tử được tạo từ máy tính tiền

  • Theo nguyên tắc Thông tư 78 về hóa đơn điện tử, hóa đơn khi có mã của cơ quan thuế được tạo lập từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo cách kê khai các hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người dùng theo từng loại mô hình đã đăng ký trên hóa đơn điện tử. Khi đó, họ sẽ phải thực hiện quy trình khởi tạo mã từ máy tính tiền và kết nối với cơ quan thuế. 
  • Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan phải có đủ các nội dung: 
    • Tên, địa chỉ và mã số thuế người bán; thông tin người mua (nếu người mua yêu cầu)
    • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn giá; số lượng; giá thanh toán.

thông tư 78 hóa đơn điện tử

2. Hướng dẫn thực hiện Thông tư 78 hóa đơn điện tử chi tiết

Theo Thông tư 78 về hóa đơn điện tử và Nghị định 123 quy định lộ trình 6 bước thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử như sau:

Bước 1: Xác định loại hóa đơn sử dụng có mã hay không có mã cơ quan thuế

  • Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không mã: doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xăng dầu, điện lực, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, y tế, bảo hiểm, thương mại điện tử, siêu thị, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, thủy, biển và đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã: Tất cả các doanh nghiệp không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp không thuộc trường hợp sử hóa đơn điện tử không mã.

Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT gửi đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ phản hồi thông báo qua hình thức điện tử kết quả chấp nhận hoặc từ chối sau 1 ngày từ khi nhận được mẫu đăng ký của doanh nghiệp.

Bước 3: Tìm đơn vị cung cấp phần mềm quản lý hóa đơn điện tử chất lượng

  • Việc tìm được dịch vụ cung cấp, quản lý hóa đơn điện tử rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • AccNet tự hào là đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử tiên phong uy tín hàng đầu hiện nay.

Bước 4: Tiến hành hủy các loại hóa đơn theo thông tư 78 cũ, hóa đơn giấy

Bước 5: Lập mẫu BC26 để báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử cũ theo Thông tư 32 và hóa đơn giấy khi đến kỳ.

3. Nguồn tài liệu tham khảo

Văn bản pháp lý Nghiên cứu/báo cáo Tài liệu trực tuyến 
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
  • Nghị định 119/2018/ND-CP về hóa đơn điện tử
  • Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn hóa đơn điện tử
  • Báo cáo chỉ ra rằng hóa đơn điện tử có tác động tích cực đến doanh nghiệp/nền kinh tế
  • Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ về hóa đơn điện tử
  • Website của Tổng cục Thuế Việt Nam: www.gdt.gov.vn
  • Các tài liệu, báo cáo chuyên ngành Kế toán, Tài chính

Như vậy, những nội dung mới đáng lưu ý trong Thông tư 78 về hóa đơn điện tử đã được AccNet cập nhật đầy đủ trong bài viết mà Doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện theo. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngày với AccNet để được tư vấn quy trình chuyển đổi chi tiết và nhận được dịch vụ hóa đơn điện tử chất lượng nhất.

Việc tuân thủ Thông tư 78 về hóa đơn số là một thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt khi các quy định liên quan đến phát hành, lưu trữ, quản lý hóa đơn ngày càng chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng sai sót trong quá trình thực hiện, dẫn đến rủi ro pháp lý, mất thời gian xử lý thủ công. LV eInvoice là giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ quy định của Thông tư 78. Phần mềm hỗ trợ tự động hóa toàn bộ quy trình, từ khởi tạo đến lưu trữ hóa đơn điện tử, đảm bảo tính hợp lệ, chính xác tuyệt đối. Nhờ LV eInvoice, doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa quy trình quản lý mà còn giảm thiểu sai sót, tuân thủ pháp luật dễ dàng. Trải nghiệm ngay để đảm bảo doanh nghiệp bạn luôn vận hành suôn sẻ và đúng quy định!

PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ LV-EINVOICE

Phần mềm quản lý hóa đơn điện tử LV eInvoice tích hợp đầy đủ các tính năng từ lập hóa đơn, ký số, lưu trữ, cho đến việc tự động gửi hóa đơn đến khách hàng chỉ trong vài giây. Hệ thống bảo mật cao cấp của công ty cổ phần tin học Lạc Việt đảm bảo mọi dữ liệu của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn

Lợi ích khi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử LV e-Invoice bao gồm:

  • Không tốn chi phí in ấn, lưu trữ giấy tờ
  • Tự động tạo lập, ký số, gửi và lưu trữ hóa đơn
  • Hoàn tất quy trình phát hành hóa đơn trong vài giây
  • Luôn cập nhật theo quy định pháp luật mới nhất
  • Tích hợp linh hoạt với các hệ thống kế toán và ERP
  • Dễ sử dụng với mọi đối tượng người dùng
  • Công nghệ mã hóa tiên tiến bảo vệ dữ liệu trước mọi nguy cơ mất mát

Với LV e-Invoice, việc quản lý hóa đơn chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong hành trình số hóa doanh nghiệp, tạo ra giá trị bền vững. Chọn Lạc Việt - Chọn sự tin cậy và chất lượng hàng đầu.

Xem thêm:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT
  • 🏢 Trụ sở chính: 23 Nguyễn Thị huỳnh, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • ☎️ Hotline: 0901 555 063 | (+84.28) 3842 3333
  • 📧 Email: info@lacviet.com.vn
  • 🌐 Website: https://accnet.vn/