Thuế thu nhập Doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngân sách nhà nước. Vậy thuế thu nhập Doanh nghiệp là gì và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để có thể chủ động trong việc quản lý doanh nghiệp của bạn và tránh những rủi ro vi phạm không đáng có.

1. Tổng quan về thuế thu nhập Doanh nghiệp

Là một trong những nguồn thu quan trọng nhất trong ngân sách nhà nước, thuế thu nhập Doanh nghiệp luôn được tổ chức hoạt động kinh doanh quan tâm và cập nhật thường xuyên. Do vậy, cách tính chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp luôn là vấn đề các công ty, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng.

1.1 Thuế thu nhập Doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit Tax) được biết đến là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào các khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Các khoản đó bao gồm: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

>>> Tham khảo chi tiết: Mẫu Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp

1.2 Ý nghĩa của thuế thu nhập doanh nghiệp

Bên cạnh cạnh cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp thì ý nghĩa của loại thuế này có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước và xã hội, đặc biệt trong việc trong các công việc điều tiết vĩ mô kinh tế đất nước. Cụ thể những ý nghĩa đặc biệt đó là:

  • Thực tế, thuế TNDN là khoản thu lớn của nhà nước, qua đây có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.
  • Cung cấp các cơ sở để xây dựng một cái nhìn tổng quan về các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
  • Thông qua ưu đãi về thuế TNDN, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh phát triển.
  • Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên thị trường có thể cạnh tranh công bằng với nhau, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ hiện nay. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3 Đối tượng Doanh nghiệp nào cần nộp thuế

Từ trước tới nay, mọi người vẫn thường nghĩ rằng chỉ doanh nghiệp mới cần nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, bên cạnh đối tượng chính là doanh nghiệp thì vẫn còn một số đối tượng khác phải thực hiện nghĩa vụ trên. 

Trước khi đến với cách tính chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp, thì hãy cùng AccNet tìm hiểu những đối tượng nào cần nộp loại thuế này. Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013 quy định người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định dựa trên quy định của pháp luật nước ngoài, có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thiết lập dựa trên Luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập tuân theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh và đem lại thu nhập.

cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1.4 Thời hạn nộp thuế TNDN

Một điều cần lưu ý trong quy trình cách tính chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp là thời hạn nộp. Ngoài ra, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trong đó thời hạn nộp và quyết toán thuế TNDN là:

  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý: Trễ nhất là ngày cuối cùng của tháng đầy của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế năm: Muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ thời điểm kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời hạn nộp thuế

1.5 Doanh nghiệp nộp thuế ở đâu?

Hiện nay, doanh nghiệp đã dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tìm cơ sở nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp và nơi nộp thuế TNDN phù hợp. Bởi vì còn phải phụ thuộc vào đối tượng người nộp thuế có hoặc không có đơn vị phụ thuộc hay hình thức hạch toán. Sau đây là chi tiết địa điểm nộp thuế TNDN cho từng loại doanh nghiệp:

Đối tượng người nộp thuế

Đơn vị phụ thuộc Hình thức hạch toán

Nơi khai và nộp thuế

Doanh nghiệp

Không Độc lập Cơ quan quản lý thuế trực tiếp

Phụ thuộc

Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của đơn vị trực thuộc

Phụ thuộc

Cơ quản quản lý thuế của trụ sở chính

Cơ sở sản xuất như gia công, lắp ráp, …

Phụ thuộc

Cơ quản quản lý thuế của đơn vị thành viên

Tập đoàn, tổng công ty

Phụ thuộc

Cơ quản quản lý thuế của trụ sở chính

Độc lập

Cơ quản quản lý thuế của đơn vị thành viên

 

>>> Tìm hiểu thêm: Cách nộp thuế thu nhập cá nhân qua mạng

2. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp 2022

Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp mà AccNet tổng hợp. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần xác định rõ các khoản thu nhập không chịu thuế và thu nhập chịu thuế. Quan trọng hơn hết, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán thuế theo thời gian quy định của Nhà nước để tránh trường hợp bị phạt.

>>> Xem thêm tin hữu ích:

 

cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp

2.1 Công thức – hướng dẫn cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp chi tiết

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, Công thức của cách tính thuế TNDN như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) * (Thuế suất)

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thuế suất: Mức thuế suất dùng để tính thuế TNDN thông thường là 20%. Đối với các hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam thì mức thuế suất là từ 32% – 50%. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy phát triển một số ngành nghề nhất định, mức thuế suất của các ngành nghề đó có thể là 10%.

Dựa trên các hướng dẫn cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp mà AccNet cung cấp, các doanh nghiệp có thể tham khảo và ước tính được số thuế cần phải nộp.

2.2 Mức thuế suất thuế TNDN

  • Mức thuế suất thuế TNDN là 20%: Áp dụng với doanh nghiệp không thuộc diện hưởng ưu đãi thuế, hoạt động khai thác khoáng sản quý, hiếm.
  • Mức thuế suất từ 32% – 50%: Áp dụng đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
  • Mức thuế suất thuế TNDN 50%: Áp dụng cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bạch kim, vàng, bạc, đá quý, …).
  • Mức thuế suất thuế TNDN 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có 70% diện tích trực thuộc khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc danh sách khu vực được ưu đãi thuế TNDN.

2.3 Cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp – các bước chi tiết

Tiếp tục chuyên mục cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi các bước tính thuế TNDN đúng chuẩn theo quy định nhà nước.

  • Bước 1: Tính doanh thu trong từ kính thuế, chi phí khấu trừ và các khoản thu nhập khác.
  • Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế.
  • Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
  • Bước 4: Tính thuế thu nhập tính thuế TNDN.
  • Bước 5: Cuối cùng, tính thuế TNDN theo công thức mà AccNet đã cung cấp ở phần trên.

Trên đây chỉ là cách tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, quá trình tính thuế TNDN sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn như: nhập dữ liệu và gửi cho cơ quan thuế.

2.4 Loại doanh thu được miễn thuế

Ngoài cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành thì các khoản doanh thu mà các tổ chức kinh doanh được miễn thuế cũng là một thông tin quan trọng cần lưu ý:

  • Doanh thu từ hoạt động nông nghiệp (bao gồm các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp), lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
  • Doanh thu từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ.
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, sản xuất với số lao động chiếm từ 30% trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV.
  • Doanh thu từ hoạt động dạy nghề cho các đối tượng là dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng đang và sau cai nghiện, nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
  • Doanh thu từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước.
  • Tài trợ được cấp cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, nhân đạo, …
  • Doanh thu từ hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu, tín dụng cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, …
  • Doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân tại lĩnh vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2.5 Các khoản chi lỗ được kết chuyển

Theo điều 9, thông tư 78/2014/TT-BTC đã quy định (Trích: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ )
“Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang”

Sau đây là những nguyên tắc tính lỗ trong cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành:

  • Lỗ chỉ được chuyển khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh là lãi hay có lợi nhuận.
  • Chuyển lỗ liên tục, chuyển toàn bộ lỗ nhưng tối đa không vượt quá số lãi trong kỳ.
  • Đặc biệt, thời gian chuyển lỗ liên tục từ 5 năm trở lại.

2.6 Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Hạch toán thuế TNDN tạm tính hàng quý

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
  • Có TK  3334 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp

Khi tiến hành quy trình nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp vào ngân sách sách nhà nước:

  • Nợ TK  3334 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp
  • Có TK : 111, 112, …

Hạch toán thuế TNDN cuối năm tài chính

Khi số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế tạm nộp:

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.
  • Có TK  3334 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp

Khi tiến hành quy trình nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp vào ngân sách sách nhà nước:

  • Nợ TK 3334 : Thuế thu nhập Doanh nghiệp
  • Có TK 111,112, …

Khi số thuế TNDN thực tế nhỏ hơn số thuế đã nộp:

  • Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Hạch toán thuế TNDN vào cuối kỳ kế toán

Nếu Tài khoản  8211 có số dư bên Nợ lớn hơn số dư bên Có:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Nếu Tài khoản  8211 có số dư bên Nợ nhỏ hơn số dư bên Có:

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

>>> Tham khảo ngay: Cách hạch toán tiền chậm nộp thuế

3. Ví dụ cụ thể cách tính thuế TNDN

Năm 2022 tại công ty TG có phát sinh các nghiệp vụ như sau:

Số liệu năm 2021: Lỗ 50 triệu

Năm 2022:

  • Doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ: 500 triệu
  • Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi): 6 triệu
  • Chi phí giá vốn: 200 triệu
  • Chi phí bán hàng: 80 triệu
  • Chi phí quản lý Doanh nghiệp: 90 triệu
  • Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): 5 triệu  (Không được trừ vì Công ty chưa góp đủ vốn điều lệ)
  • Thu nhập khác (Thanh lý TSCĐ): 100 triệu
  • Chi phí khác: 20.0 triệu

Vậy, thuế TNDN phải nộp năm 2022 của Công ty TG là bao nhiêu?

Trong đó: Thuế suất thuế TNDN là 20%

Sau đây là hướng dẫn cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp 2022 theo đúng trình tự:

Thuế TNDN phải nộp =  Thu nhập tính thuế  X Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế  – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác

=> Thu nhập chịu thuế = [(500 + 6) – (200 + 80 + 90 + 20)] + 100

= 216 triệu

-> Thu nhập tính thuế = 216 – 50 = 166 triệu

=> Thuế TNDN phải nộp năm 2022 = 166 x 20% = 33.2 triệu

4. Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp chuẩn nhất với phần mềm kế toán Accnet

Phần mềm kế toán online AccNet Cloud là giải pháp phần mềm kế toán online được thiết kế phù hợp cho các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp 2022 của mình. Với giao diện đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng, người dùng dễ dàng sử dụng thành thạo phần mềm trong thời gian ngắn nhất, giúp công việc kế toán được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng năng suất làm việc.

Bên cạnh đó, được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào phần mềm kế toán online và xem chứng từ, sổ sách mọi lúc, mọi nơi. Phần mềm kế toán online AccNet Cloud luôn cập nhật kịp thời các thông tư, quyết định mới nhất của Bộ Tài Chính và các quy định của cơ quan thuế. AccNet luôn sẵn sàng trở thành người đồng hành của doanh nghiệp bạn trong các công tác quản lý.

Phần mềm kế toán AccNet Clound

Trên đây là những quy định cơ bản về cách tính thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành mà kế toán hay doanh nghiệp cần nắm rõ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuế thu nhập Doanh nghiệp, liên hệ ngay với AccNet để nhận được sự tư vấn nhanh nhất.

>>> Tin hay nên đọc: Nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì?

PHẦN MỀM KẾ TOÁN ACCNET CLOUD 

Địa chỉ: 23 Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Quận Phú Nhuận

Hotline: 0901 555 063

Website: https://accnet.vn

Mail: accnet@lacviet.com.vn